Mấy ngày gần đây, trên một số website nước ngoài, Dương Thu Hương - tác giả những cuốn sách như: Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng... tuyên bố sẽ xin ở lại Pháp. Người đàn bà ngày càng tỏ ra hồ đồ, điên dại này dường như muốn trốn chạy sau khi bị dư luận trong, ngoài nước vạch mặt làm bồi bút cho ngoại bang chống phá đất nước, xúc phạm dân tộc mình để kiếm ngoại tệ, danh vọng. | |||||
Kỳ 1: “QUẠ ĐEN” HÓT ĐIỆU LOẠN NGÔN Năm 2002, Báo CATP đăng loạt bài Dương Thu Hương - kẻ tự nguyện làm tôi tớ cho ngoại bang phê phán thái độ bán nước cầu vinh của Dương Thu Hương (DTH) qua bài viết: Tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen và loạt bài trả lời phỏng vấn của bà ta trên các báo ở nước ngoài. Hương đã hùa theo giọng điệu láo xược của kẻ thù, cho rằng “Cộng sản Bắc Việt đã gây ra cuộc chiến tranh làm hàng triệu người thảm tử”. Hương còn bắt chước bọn thực dân gọi tên nước ta là An Nam một cách miệt thị; gọi mấy ngàn năm bất khuất, kiên cường của dân tộc ta là “lịch sử bất hạnh của một dân tộc hèn mọn”. DTH còn dùng những từ ngữ cay độc để xúc phạm những người đã hi sinh cho sự nghiệp chống ngoại xâm, thống nhất đất nước. Bên cạnh đó DTH lại dùng nhiều lời lẽ thống thiết, hoa mỹ để trơ trẽn ca ngợi phương Tây, nơi đã tài trợ tiền bạc, những “giải thưởng”, danh hiệu ồn ào như: “chiến sĩ dân chủ”; “nhà văn đấu tranh vì tự do”... cho DTH. Sau khi loạt bài nói trên của Báo CATP phát hành, nhiều báo, đài, website ở nước ngoài đã trích đăng lại. Như trang web R.F.I (Pháp) trích dẫn lại nguồn tin của FinaLcial Times rằng: “...Bà Dương Thu Hương đã bị tờ Báo Công an TPHCM gọi là một kẻ phản bội quê hương, một tay sai tồi tệ nhất của các chủ nhân Tây phương... Khi mưu cầu lợi danh bằng cách bóp méo những đau khổ trên quê hương và nhạo báng tiền nhân như bà Hương đã làm, thì chuyện đó còn tệ hơn cả trộm cướp...”. Dư luận trong nước và bà con Việt kiều ở hải ngoại rất phẫn nộ trước hành vi vô liêm sỉ, bồi bút mạt hạng của DTH. Độc giả từ khắp nơi trong nước đã gửi thư về tòa soạn Báo CATP đề nghị xử lý nghiêm khắc DTH về tội phản quốc, xúc phạm dân tộc. Ngay những “chiến sĩ dân chủ” (theo ngôn ngữ ngoại bang phong cho những kẻ dày “thành tích” chống phá đất nước) như: HSP, NTG... cũng không thể chịu nổi thái độ bồi bút đê tiện, láo xược quá quắt của “chiến hữu” DTH (chính bà Hương đã kể lại việc này trong bài trả lời ông Nguyễn Thanh Giang và các đại ca của ông: Hà Sĩ Phu, Ninh Bình... ngày 17-12-2005, đăng trên một số trang web ở hải ngoại). Trước làn sóng mạnh mẽ của dư luận trong, ngoài nước như thế, DTH đã gượng gạo viết một bài trả lời đăng trên một số website nước ngoài. Trong đó bà ta thanh minh rằng, Báo CATP đã cố tình trích dẫn theo kiểu xào xáo xiêu vẹo để gây hiệu ứng bất lợi cho Hương. Rồi... “Nhiều người khác cũng làm tôi tớ cho ngoại bang, tại sao Báo CATP lại chửi rủa tôi (DTH)”. Hương lại giải thích một cách rất trẻ con rằng sở dĩ Hương phải “lên gân” như vậy vì sợ... ám sát (?!). DTH viết: “sau khi bị Báo CATP vạch mặt làm bồi bút cho ngoại bang chống phá đất nước, ám thị “sợ bị ám sát” của Hương càng dữ dội”. Vì vậy Hương đã gửi nhiều băng ghi âm cho các “ông chủ” ở phương Tây để nhờ họ tiếp tục công việc mà Hương chưa kịp hoàn thành: - làm cho đất nước Việt Nam ngày càng rối ren, lệ thuộc vào ngoại bang; làm cho dân tộc Việt Nam ngày càng khốn cùng phải đi theo con đường mà Hương đã “âu yếm” gọi là “Tiếng dương cầm đánh thức khát vọng dân chủ” của phương Tây. Vậy những điều to tát mà Hương “gửi gắm” trong hai cuốn băng ghi âm là gì? Theo chính Hương tự thuật thì băng đó ghi lời nói của một Việt kiều kể rằng, đã cho tiền ông X - một người mà DTH vô cùng thù hận vì Hương cho rằng ông đã chửi DTH trong đại hội nhà văn Việt Nam năm 1989 tại Hà Nội trong lúc ông ta lên nói chuyện với các nhà văn về tình hình thời sự trong, ngoài nước. Chỉ có thế thôi - một lời nói vô thưởng vô phạt của một Việt kiều. Nhưng với một người quá ấu trĩ về pháp luật, quá ảo tưởng về mình, quá vọng ngoại, háo danh như DTH lại cho đó là “bằng chứng có thể lật đổ chế độ Cộng sản ở Việt Nam”; nên vội vàng gửi qua Pháp, Mỹ, Tiệp... để khoe khoang ầm ĩ. Những ông, bà chủ ngoại bang của Hương thừa biết tính chất tào lao của hai cuốn băng ghi âm Hương cho là “bảo bối” này. Song vốn là những nhà giàu, hào phóng với mục đích phá hoại Việt Nam, họ không tiếc chút tiền mọn để vỗ về một bề tôi trung thành. Hương đã được tài trợ tiền bạc để thong dong đi Mỹ, châu Âu... Tại các nơi này, sau vài bữa ăn miễn phí có thêm chút bơ, sữa, DTH đã hùng hổ: “Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ biết sống cho tử tế, người Việt Nam chưa bao giờ có ý thức tự do; chưa bao giờ đủ trí khôn, đủ khát vọng để sống... Tôi phải dạy dân tôi thoát khỏi đời sống lầm than, man rợ...” (DTH trả lời phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái đăng trên tờ Việt TIDE các số ra từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4-2006). Chuyện tiếp theo, ông Trịnh Lữ - một người Việt Nam đang làm việc tại LHQ đồng thời là dịch giả đã trực tiếp có mặt trong buổi đối thoại giữa DTH và các nhà văn khác quốc tịch tại New York, Mỹ ngày 30-4-2006; đã viết bài tường thuật đăng trên tờ Lao Động ra các ngày 9, 10-5-2006. Dưới ngòi bút của Trịnh Lữ, DTH trong liên hoan văn học quốc tế này, hiện lên vừa hồ đồ vừa đần độn. Tác giả đã phải dùng đến chữ “stupid” (ngu đần) để nói về cái tầm của DTH trước các đồng nghiệp quốc tế. Trên trang web của BBC (Anh) cũng đăng loạt ý kiến bày tỏ sự bực bội, chán ngán của độc giả khi đọc xong bài “Sự cứu rỗi cuối cùng” của DTH. Họ cho rằng DTH không hề biết gì về lịch sử các tôn giáo, nhưng đã bịa đặt, vu khống xúc phạm Thiên Chúa giáo. Ý kiến khác thì mỉa mai: “Cứ tưởng in được vài cuốn sách, được xuất ngoại sang Mỹ là chuyện ghê gớm kềnh càng lắm, nên DTH đã quá lộng ngôn. Bà là cái gì mà đòi dạy cho cả dân tộc?” (trích ý kiến của Quốc Vinh - SanJose, Đoàn Hậu - Hải Phòng, Đức - Hà Nội... trên phần Việt ngữ - BBC website). Hoặc “...Với thái độ chống cộng cuồng điên thế này, để VN trong tay những kẻ ở hải ngoại thì dân tộc chắc chắn lại tắm thêm máu. Nhưng đừng mơ!” (Nguyên Hồng - trên website D.C.V 11-5-2006). Còn trên tờ Viet Weekly ra ngày 4-5-2006, Nguyễn Mạnh Cường - một nhà báo người Việt đã nhận xét: “Nghe Dương Thu Hương trả lời phỏng vấn đài L.S.R, tôi rất chướng tai gai mắt...”. Trước thái độ ngày càng hung hãn, ngạo mạn, điên loạn của DTH, chúng tôi buộc phải đưa ra vài dẫn chứng để làm rõ bộ mặt thật của kẻ bồi bút không còn lương tri này! | |||||
GIA HUY |
Sunday, December 3, 2006
Dương Thu Hương bộ mặt ngày càng trơ tráo
Vài ý kiến về bài của Trịnh Lữ tường trình cuộc nói chuyện của Dương Thu Hương ở New York
Tôi được may mắn có mặt trong buổi nói chuyện của bà Dương Thu Hương tại New York ngày 30 tháng Tư vừa qua. Tôi lại cũng lên talawas đọc bài viết của Trịnh Lữ Dương Thu Hương trong “Xác tín và Lẽ phải” và tôi có vài ý khác biệt với ông Trịnh Lữ.
Độc giả có thể đọc những bài tường trình một cách chính xác hơn về buổi nói chuyện của bà Dương Thu Hương ở New York tại những nơi sau đây:
Đài RFA: Cuộc trò chuyện với nhà văn Dương Thu Hương tại thư viện New York
talawas: Dương Thu Hương - Người đàn bà Việt răng đen mắt toét đốt đuốc làm giặc
Đài VOA: Nhà văn Dương Thu Hương vẫn giữ vững lập trường tranh đấu cho dân chủ
Trước hết tôi đồng ý là người dịch đã không dịch đúng 100%, nhưng đó là vấn đề của ban tổ chức, chứ không phải của bà Dương Thu Hương hay của hai ông Robert Stone và Antoine Audouard. Nếu muốn than phiền thì gửi thư cho Hội Văn bút Hoa Kỳ, chứ viết lên talawas thì không biết ông Trịnh Lữ có ý riêng gì?
Để độc giả hiểu rõ vấn đề mà tôi muốn bàn, tôi xin lưu ý là buổi đó được gọi là một cuộc nói chuyện và chủ đề là các thực trạng của chiến tranh, kiểm duyệt và vai trò của nhà văn trong xã hội của bà. (Nguyên văn tiếng Anh trích từ PEN American Center: Conversations in the Library: Duong Thu Huong & Robert Stone - The first-ever U. S. appearance by Vietnam’s foremost writer, who has been jailed and banned at home; Duong will be joined by distinguished novelist Robert Stone to discuss the realities of war, censorship, and the writer’s role in her society.)
Độc giả thấy rõ là nhân vật chính trong cuộc nói chuyện này là bà Dương Thu Hương chứ không phải ông Robert Stone hay người điều hành chương trình, ông Antoine Audouard, và đây là một cuộc nói chuyện chứ không phải là một cuộc phỏng vấn. Trong một cuộc nói chuyện thì câu chuyện đưa đẩy tùy theo nhân vật chính trong buổi đó. Người điều hành chương trình có nhiệm vụ kéo nhân vật chính về lại chủ đề nếu nhân vật chính đi ra ngoài chủ đề.
Theo những bài tường trình nêu trên và ngay cả bài của ông Trịnh Lữ thì bà Dương Thu Hương hoàn toàn nói trong chủ đề đã nêu ở trên. Ông Trịnh Lữ viết: “Hương đanh thép tuyên bố rằng: ‘Thời đó chúng tôi sống như súc vật!… Chúng tôi không có cả bát ăn cơm, phải dùng gáo dừa làm bát, phải ăn ngô của lợn, ăn ruột đu đủ. Miền Bắc nhập khẩu loại sữa dùng để nuôi gia súc và cũng chỉ cán bộ cao cấp mới được phân phối loại sữa ấy’.” Đó là thực trạng chiến tranh và không hề ra ngoài chủ đề của cuộc nói chuyện. Tôi không hiểu vì lý do gì mà ông Trịnh Lữ lại xấu hổ?
Ông Trịnh Lữ còn viết: “Trong suốt 45 phút tiếp theo đó, cái ý tưởng ‘tôi làm giặc’ của Hương mạnh đến nỗi cả Stone và anh nhà văn Pháp đều không sao lái câu chuyện về chủ đề dự tính của nó được.” Bà Dương Thu Hương nói “tôi làm giặc” là nói về vai trò của bà trong xã hội của bà, tức là nước Việt Nam. Như vậy là hoàn toàn trong chủ đề của cuộc nói chuyện. Có gì sai trái đâu?
Trong cuộc nói chuyện bà Dương Thu Hương đã tuyên bố rõ rệt là bà không phải là nhà văn chuyên nghiệp như ông Robert Stone. Sau đây là trích đoạn nghe từ bài của RFA đã nêu trên: “Tôi không phải những nhà văn mà có khuynh hướng làm nhà văn chuyên nghiệp như là ông Robert Stone và có thể nghề viết văn là một… (nghe không rõ) nhưng mà đối với tôi thì nó ở rất là xa cho nên tôi chẳng có quan tâm”. Như vậy là bà Dương Thu Hương rõ ràng không muốn nói đến những vấn đề chuyên về việc viết văn. Khi đó hai ông Robert Stone và Antoine Audouard đáng lẽ phải có nhiệm vụ đi theo dòng suy nghĩ và câu chuyện mà bà Dương Thu Hương đang nói tới. Hai ông Robert Stone và Antoine Audouard đã không làm tròn nhiệm vụ của mình vì đã khư khư đi theo những câu hỏi của mình như trong một cuôc phỏng vấn. Tôi cũng xin nhắc lại đây không phải là một cuộc phỏng vấn mà là một cuộc nói chuyện.
Ông Trịnh Lữ đã không hiểu được như thế mà còn có mặc cảm nhược tiểu, luôn luôn phải nhìn vào các “ngài” da trắng để xem có được chấp nhận hay không. Trong buổi nói chuyện ông Trịnh Lữ luôn luôn nhìn hai ông Robert Stone và Antoine Audouard. Trong bài ông Trịnh Lữ nhắc đi nhắc lại những cử chỉ của hai ông ấy: “… Stone và anh nhà văn Pháp nhìn nhau. Stone hơi nhún vai… Stone nhìn nhà văn Pháp… Nhà văn Pháp nhìn sang Stone. Ông này cựa quậy một tí… Stone liếc nhìn đồng hồ đeo tay của mình, rồi quay sang hỏi Hương… Và Stone lập tức phản ứng một cách khá gay gắt…”. Chuyện này làm tôi nghĩ tới hình ảnh một anh da vàng mũi tẹt khi được các ngài da trắng mũi lõ xoa đầu khen tốt thì sung sướng còn khi các ngài da trắng nhăn mặt, lắc đầu thì sợ hãi, lo âu không biết mình làm gì phật ý các ngài, không cần biết mình đúng hay sai.
Ông Trịnh Lữ còn viết: “Chắc hẳn mọi người đến dự buổi hội thoại này cũng đều muốn biết về cái quá trình mà nhà văn Dương Thu Hương đã trải qua để từ một nữ thanh niên xung phong trở thành một người ‘làm giặc’ trong văn chương với nghĩa phản lại tất cả những xác tín thời trẻ tuổi của mình.” Vấn đề này đã được nhà văn Dương Thu Hương trả lời rõ rệt và đầy đủ. Bà nói: “Đến năm 69 khi tôi gặp những toán tù binh đầu tiên hoàn toàn là những người Việt Nam thì tôi hiểu là tôi bị lừa”. Ở một đoạn khác bà nói: “Cái sự quay lưng trở lại để tìm sự thật là bắt đầu từ năm 69 khi tôi gặp những người tù binh Việt Nam, nhưng mà tất nhiên vào lúc ấy tôi chưa thể quyết định được ngay vì lúc đó tôi còn rất trẻ và tôi bị cuốn vào guồng máy của chiến tranh”. Bà còn nói: “Vì tôi cảm thấy cuộc chiến tranh này là một trò đùa rất là ngu xuẩn của lịch sử”. Như vậy mọi người (chắc chỉ trừ ông Trịnh Lữ) trong buổi nói chuyện đều thấy rõ ràng lý do đã khiến bà Dương Thu Hương thay đổi lập trường.
Trên đây là mấy điểm chính mà tôi muốn nói lên cùng độc giả của talawas để quí vị suy nghĩ khi đọc bài của ông Trịnh Lữ để khỏi bị lừa như bà Dương Thu Hương đã nói. Sau đây là một vài điểm phụ tôi muốn nêu lên về bài của ông Trịnh Lữ.
Ông Trịnh Lữ đã coi thường độc giả khi ông viết một bài cho mọi người đọc mà chỉ dựa vào những ghi chép tại chỗ và không có máy ghi âm như ông đã thú nhận trong bài. Muốn viết một bài cho nghiêm chỉnh thì phải thu âm và khi về nhà phải nghe đi nghe lại nhiều lần để viết cho chính xác. Quả thật ông đã thiếu sót. Thí dụ ông tường trình một câu hỏi của một thính giả: “Rồi một ông trung niên trên hàng ghế đầu nói nhóm của ông đã bay từ Cali sang chỉ cốt được gặp mặt văn sĩ, mà ‘trời ơi gặp được chị còn khó hơn cả gặp tổng thống Bush nữa nè...’. Đến đó thì người chủ trì cuộc gặp cương quyết cắt ngang.” Tường trình như vậy là sai vì câu này không phải là câu hỏi chót và bà Dương Thu Hương đã trả lời là chuyến đi của bà hoàn toàn tùy thuộc hội văn bút bảo trợ bà.
Phần đầu của bài ông Trịnh Lữ viết: “Tôi có cảm giác mình đang vào thăm ai đó trong một nhà tù đặc biệt. Tôi bước vào phòng hội thoại với những cảm xúc không rõ rệt.” Phải chăng ông muốn gieo vào đầu người đọc một ấn tượng xấu ngay lúc khởi đầu? Tại sao ông có cảm xúc không rõ rệt? Riêng tôi và những người bạn thì rất hứng khởi khi đi nghe bà Dương Thu Hương nói chuyện.
Ông Trịnh Lữ đã dùng tên Hương một cách trống không. Ông khoe là có quen em bà Dương Thu Hương, như vậy ông phải gọi bà Dương Thu Hương là chị Hương chứ không gọi trống không một cách vô lễ như vậy. Chắc ông thấy “ngài” da trắng Antoine Audouard gọi bà Dương Thu Hương là Hương nên bắt chước. Ông Antoine Audouard xưng hô như thế khi nhìn vào bà Dương Thu Hương và nói như hai người bạn nói chuyện chứ không phải trong một bài viết.
Câu kết của ông Trịnh Lữ: “Chắc phải tin lời chị thôi: ‘Tôi chọn con đường làm giặc...’ Còn để làm gì thì đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu nổi.” Chuyện này cũng dễ hiểu thôi. Bà Dương Thu Hương đã nói rất rõ ràng. Bà “làm giặc” là để nói lên cho thế hệ trẻ biết là bà và thế hệ của bà đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam lừa bịp và cuộc chiến tranh là một cuộc chiến ngu xuẩn. Bà Dương Thu Hương sẽ còn tiếp tục làm giặc cho đến khi Đảng Cộng sản không còn tồn tại nữa và đất nước Việt Nam được tự do và dân chủ.
© 2006 talawas
Toàn văn bài viết của Trịnh Lữ trên talawas
Chủ nhật trời nắng đẹp tuyệt trần. Mọi thứ hoa đều nở rộ. Tôi đi bộ ra ga tầu điện ngầm, trong balo có hai cái potato roll kẹp dăm-bông và một chai Poland Spring làm bữa trưa, với một cuốn Utopia bằng tiếng Việt vừa dịch và xuất bản ở Hà Nội. Tôi nghĩ Dương Thu Hương, cũng như những nhân vật phản kháng khác ở bất kì đâu, chắc phải có đầu óc utopia, mà có khi cũng chưa đọc cuốn sách nhỏ vĩ đại này. Biết đâu cuốn sách lại là một món quà hay của tôi ở buổi sơ giao này.
Đây là lần thứ hai chi hội PEN tại Hoa Kỳ (PEN American Center) tổ chức Liên hoan Văn học Quốc tế có tên gọi World Voices (Tiếng nói của Thế giới). PEN, tiếng Anh nghĩa là cây bút viết, là tên của tổ chức nhân quyền và văn học đã hoạt động từ năm 1921 nhằm cổ xuý cho văn chương, bảo vệ tự do diễn ngôn và xây dựng một cộng đồng văn sĩ quốc tế trên cơ sở đồng đẳng và hữu ái. Chi hội PEN tại Hoa Kỳ đã có từ 1922, là chi hội lớn nhất và hoạt động mạnh mẽ nhất trong số 141 chi hội của PEN trên khắp thế giới, thường được biết đến với tên gọi chung là PEN International. Những thành viên của PEN bao gồm nhiều tên tuổi lớn trong làng văn nhân loại: W. H. Auden, James Baldwin, Willa Cather, Robert Frost, Allen Ginsberg, Langston Hughes, Thomas Mann, Arthur Miller, Marianne Moore, Eugene O’Neill, Susan Sontag, John Steinbeck…
Tôi biết đến chi hội PEN tại Hoa Kỳ đầu tiên là nhờ cuốn Cẩm nang cho dịch giả văn học của tổ chức này, trong đó có khẳng định vai trò đồng tác giả của người dịch và cách thực hiện vai trò này trong quan hệ nghề nghiệp với các nhà xuất bản cũng như các tác giả. Có lẽ một vài thông tin sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ tại sao Dương Thu Hương lại có mặt ở New York City lần này: Ngoài những hoạt động bảo vệ tự do và an toàn sinh mạng cho các nhà văn bị ngược đãi và cầm tù, Chi hội PEN tại Hoa Kỳ tranh đấu cho tự do diễn ngôn, phản đối kiểm duyệt tại Hoa Kỳ và hải ngoại, bảo trợ các chương trình và diễn đàn công cộng về các vấn đề văn chương và chính trị đương thời, nuôi dưỡng tài năng và khả năng thưởng thức văn học của học sinh phổ thông, cổ võ hỗ trợ văn học quốc tế và dịch thuật văn học, tổ chức các giải thưởng văn học, đem văn học đến với tù nhân trong các trại cải huấn của Hoa Kỳ, và trợ cấp cho các nhà văn đang phải đương đầu với các tai ương tài chính hoặc sức khỏe.
Trong thể chế dân chủ Tây phương, chuyện nhà văn bị chính quyền ngược đãi là chuyện rất bình thường, và những người viết văn đã biết họp nhau để đấu tranh tự bảo vệ mình từ hàng thế kỷ nay rồi. Cái hay của dân chủ Tây phương là vậy: nó dạy người ta đừng ảo tưởng; muốn xã hội tốt hơn thì phải biết tranh đấu cho những xác tín tốt đẹp của mình chứ không thể trông chờ ở ơn trên nào hết.
Dương Thu Hương hội đủ điều kiện để trở thành khách mời của PEN từ Việt Nam. Và tôi thật sự muốn chứng kiến Dương Thu Hương sẽ góp lời mình như thế nào vào chủ đề Faith & Reason (Xác tín & Lẽ phải) của Liên hoan Văn học Quốc tế New York kì này.
Toà nhà thư viện công cộng ở góc đại lộ 5 và phố 42 vốn quen thuộc với tôi từ bao năm nay, nhưng khi rảo bước qua những hành lang đá hoa cương đầy cột và vòm cuốn với những chặng kiểm soát và lên xuống thang máy, chỗ nào cũng đầy nhân viên an ninh đồng phục đen, tôi có cảm giác mình đang vào thăm ai đó trong một nhà tù đặc biệt. Tôi bước vào phòng hội thoại với những cảm xúc không rõ rệt.
Cử toạ phần lớn là người Mỹ đã có tuổi. Một tốp quay phim người Việt. Tôi nhận ra một mục sư vẫn chủ trì bút nhóm Lửa Việt. Ngay cạnh tôi là một nữ thanh niên từ Hà Nội sang đang theo học báo chí ở NYU. Một nhóm người Việt ngồi trên hàng ghế đầu trông không ra dân New York tí nào, chắc là từ California sang.
Giới thiệu. Vỗ tay. Robert Stone trông đã khác xưa: già hơn, đẹp hơn, chậm rãi hơn, và bình thản hơn. Hoá ra Nguyễn Quí Đức làm phiên dịch cho Dương Thu Hương; trông anh vẫn thế, lúc nào tôi cũng có cảm giác anh đang làm một việc gì đó chưa đúng ý mình, và anh chỉ làm cho vui vui thế thôi. Cuộc hội thoại sẽ được dẫn dắt bởi một nhà văn người Pháp, tôi không nghe kịp tên, tiếng Anh giọng Pháp của anh nghe rất dễ chịu. Và Dương Thu Hương. Đây là lần đầu tôi nhìn thấy người đã viết Thiên đường mù. Tôi mới đọc cuốn đó của chị thôi, cũng không có cảm nhận gì rõ rệt lắm. Cảm giác của tôi về văn sĩ này phần nhiều có từ những tin tức có phần đồn thổi về những gì chị đã làm bên ngoài văn chương. Thực ra tôi có quen với em gái của Hương, và cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy Hương là cả hai chị em đều có nét nhan sắc của đàn bà đất Kinh Bắc: sắc sảo, có ý thức rõ rệt về nữ tính mạnh mẽ của mình.
Stone đã từng làm phóng viên chiến trường ở Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết Dog Soldiers của ông có những nhân vật cựu binh Mỹ tại Việt Nam và chuyện buôn lậu ma tuý ở Nam California. Cha đẻ của nhà văn Pháp dẫn chương trình đã từng đánh trận ở Đông Dương. Anh mở đầu cuộc hội thoại bằng một đoạn tự giới thiệu hơi quá dài dòng về mối quan hệ của mình với Việt Nam, rồi nói rằng lần nào gặp Dương Thu Hương, anh cũng nghe Hương nói là “Hương sẵn sàng chết bất cứ lúc nào”, rằng “ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng của Hương”. Đến nỗi cứ nghĩ đến Hương là anh lại nhớ đến mấy câu nói ấy.
Không hiểu sao PEN lại chọn một người Pháp để điều khiển cuộc hội thoại về chủ đề chiến tranh, kiểm duyệt và vai trò của nhà văn giữa một người đàn ông Mỹ và một người đàn bà Việt, tôi đang bụng hỏi dạ thế thì nghe tiếng Hương cất lên – một giọng đàn bà rất khỏe và đanh qua hệ thống loa của phòng họp: “Vì tôi chọn con đường làm giặc, nên biết rằng mình có thể chết bất kì lúc nào”. Nguyễn Quí Đức, không hiểu vì lí do gì, lại dịch chữ “làm giặc” ấy của Hương là “trouble-maker” thôi chứ không phải là “rebel”. Hay là anh cố tình làm dịu câu chuyện? Mà giọng anh nghe thật mềm mỏng, như mấy làn sóng vội lan ra sau khi hòn đá “làm giặc” của Hương vừa rơi xuống nước vậy.
Câu nói mở đầu ấy của Hương đã khiến tôi ngạc nhiên hết sức. Không phải chỉ là những chữ ấy, mà là cả cái giọng của Hương, thật đanh thép, như thể đang đứng ở pháp trường vậy, mà có vẻ chỉ là một pháp trường để quay phim.
Trong suốt 45 phút tiếp theo đó, cái ý tưởng “tôi làm giặc” của Hương mạnh đến nỗi cả Stone và anh nhà văn Pháp đều không sao lái câu chuyện về chủ đề dự tính của nó được.
Có lẽ phiên dịch là một vấn đề trong cuộc hội thoại này. Nguyễn Quí Đức chỉ dịch thầm vào tai Hương những câu hỏi được nêu ra, nên cử toạ hiểu tiếng Việt không biết liệu anh có chuyển tải đúng những câu hỏi ấy không. PEN nên rút kinh nghiệm khắc phục tình trạng nhất bên trọng nhất bên khinh về ngôn ngữ đối thoại trong một liên hoan văn học quốc tế kiểu này. Nhiều câu trả lời của Hương chẳng liên quan gì đến câu hỏi của Stone hoặc anh người Pháp kia. Cô gái học báo chí ngồi cạnh có lần hỏi tôi: “Anh ấy dịch sai? Chị ấy không hiểu, hay là né tránh?”
Những gì tôi viết lại trong bài này là dựa vào những ghi chép tại chỗ của tôi. Không có máy ghi âm, cũng không có ý định làm tài liệu, tôi chỉ muốn viết lại cho thật đúng những gì mình nghe được và cảm thấy trong buổi hội thoại đó. Đây là câu chuyện của tôi về buổi gặp gỡ ngày hôm đó. Trong đời sống con người, ai cũng có một câu chuyện riêng của mình về cùng một sự kiện nào đó.
Stone hỏi Hương về việc chị xung phong đi chiến trường, và muốn biết chị nghĩ gì về những thanh niên khác cùng lứa. Hương nói: “Hồi ấy chúng tôi tham gia chống Mỹ hầu như là nghe theo bản năng mà thôi, sau này chúng tôi mới thấy là mình bị lừa”. Rồi sau khi nói phần lớn nhân loại là bị lừa, Hương đanh thép tuyên bố rằng: “Thời đó chúng tôi sống như súc vật!”. Như thể đó là nguyên nhân đã khiến cho chị và thế hệ của chị đã tham gia chống Mỹ vậy. Và để minh chứng cho cuộc sống súc vật ấy, Hương nói tiếp: “Tuyên truyền của miền Nam lúc bấy giờ là hoàn toàn đúng khi họ nói rằng ba thằng Việt cộng đánh đu một cọng đu đủ cũng không gẫy. Chúng tôi không có cả bát ăn cơm, phải dùng gáo dừa làm bát, phải ăn ngô của lợn, ăn ruột đu đủ. Miền Bắc nhập khẩu loại sữa dùng để nuôi gia súc và cũng chỉ cán bộ cao cấp mới được phân phối loại sữa ấy.”
“What’s the matter with this woman?” Tôi tự hỏi, và thấy xấu hổ vì câu hỏi ấy đã vang lên trong đầu mình bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt. Ngay cả bây giờ, khi đang viết những dòng này, tôi cũng vẫn còn thấy xấu hổ vô cùng, cho ai và vì cái gì thì tôi không muốn nghĩ đến. Hãy để tôi kể tiếp về buổi hội thoại ấy cái đã.
Stone đã đọc sách của Hương và biết rằng chị có dạy hát cho đồng đội trong lúc ở chiến trường. Ông hỏi: “Chị có viết ra những bài hát ấy không?”. Hương đáp, may quá tôi không viết ra chúng, tôi chỉ dạy người khác hát chúng thôi. “Ô”, Stone nói, mái tóc bạc của ông rung rung, “tôi cứ ngỡ rằng sự nghiệp văn chương của chị đã bắt đầu từ việc viết những ca khúc chiến tranh ấy”. Trong giây phút im lặng tiếp theo, tôi cứ ngỡ mình đã nghe thấy Stone thì thầm: “Thật đáng tiếc”. Vớ vẩn thật.
Nhưng Stone vẫn chưa nản, ông hỏi tiếp: “Cuộc đời chị đã đi theo hai hướng: đầu tiên chị theo đuổi tham gia phục vụ sự nghiệp của dân tộc mình; sau này thì có vẻ như chị lại đi theo quan niệm về chân lí của riêng mình. Chị có thể nói về chuyện này được không?”
Câu hỏi hay quá, tôi thấy bồn chồn. Nguyễn Quí Đức thì thầm một lúc với Hương. Cử toạ im phăng phắc. Rồi tiếng Hương cất lên, sang sảng: “Tôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp như ông Stone!”
Thế là thế nào? Hương định nói rằng những câu hỏi như vậy chỉ dành cho các nhà văn hay sao? Cả hội trường ồn ào lên một lúc. Chẳng biết mọi người nghĩ thế nào. Rồi Stone hỏi tiếp : “Tại sao chị lại từ chối danh hiệu nhà văn?”
Hương đáp: “Ông to lớn, còn tôi thì nhỏ bé. Từ nhỏ tôi chỉ mơ làm quán quân bóng bàn chứ chưa bao giờ quan tâm đến viết văn. Nhưng mà tôi bị lừa, và tôi muốn viết để người khác khỏi bị lừa như tôi.”
Stone và anh nhà văn Pháp nhìn nhau. Stone hơi nhún vai, nhưng kịp thời ngăn mình không bộc lộ gì khác. Anh nhà văn Pháp chẳng biết dẫn dắt câu chuyện thế nào, cứ nhìn sang Stone, và ông lại lên tiếng, rất khó khăn, chậm chạp, như thể vừa nói vừa nghĩ xem mình đang nói gì. Tôi hiểu rằng ông đã nói như sau: “Sự thật là cái đẹp. Nhà văn là người khiến cho sự thật hiển lộ và được nhận diện. Tôi nghĩ đó là vai trò và chức phận của nhà văn”. Anh nhà văn Pháp nói: “Đó là một nhận định, không phải là một câu hỏi”. Stone nhún vai. Anh nhà văn Pháp hỏi Hương: “Chị nghĩ gì về nhận định này?”.
Nguyễn Quí Đức thì thầm. Rồi Hương nói rằng chị muốn trả lời bằng cách dẫn một đoạn thơ của Petofi. Đoạn thơ này tôi cũng đã thuộc từ hồi còn là học trò phổ thông, vì nó rất phổ biến trong đám mới lớn ở Hà Nội trong những năm 1960, nhưng bây giờ thì tôi không sao nhắc lại cho đúng được, ngay cả khi Hương đọc từng câu cho Nguyễn Quí Đức dịch. Đại khái đoạn thơ nói rằng cuộc đời thì như biển cả, còn tình yêu thì như ngọc châu hay ngọc trai gì đó, và để tìm được ngọc ấy thì mình có thể mất mạng chứ không dễ dàng gì. Có lẽ Hương muốn nói rằng chị sẵn sàng chết để làm cho sự thật được hiển lộ.
Stone nhìn nhà văn Pháp. Anh này lên tiếng: “Mới viết chị đã rất nổi tiếng, sau đó sách của chị bị cấm, 15 năm qua chị sống cô lập với đồng bào của mình, chỉ cảm thấy thế nào?”.
“Tôi chọn con đường làm giặc,” Hương nhắc lại, và Nguyễn Quí Đức vẫn dịch là “trouble-maker”, “và tôi yên ổn, một mình, tự mình thấy đủ.”
“Tại sao chị chọn làm trouble-maker”, anh nhà văn Pháp hỏi tiếp, “quyết định ấy có trải qua một quá trình lâu dài hay không?”.
Chắc hẳn mọi người đến dự buổi hội thoại này cũng đều muốn biết về cái quá trình mà nhà văn Dương Thu Hương đã trải qua để từ một nữ thanh niên xung phong trở thành một người “làm giặc” trong văn chương với nghĩa phản lại tất cả những xác tín thời trẻ tuổi của mình. Ai cũng muốn biết tại sao, cái gì đã khiến cho chị thay đổi như vậy, và có thể rút ra được bài học gì, giá trị gì, ở câu chuyện này.
Vẫn đanh thép như thế, Hương nói rằng khi chiến tranh kết thúc và miền Nam được giải phóng, mọi người đều vui sướng, “còn tôi thì khóc như cha chết” vì đội quân thắng trận lại thuộc về một thể chế man rợ hơn bên bại trận. “Cuộc chiến ấy là một trò đùa man rợ của lịch sử”, Hương khẳng định, “và nó cho thấy cái đẹp không phải lúc nào cũng thắng, văn minh có lúc phải qui hàng”. Hương cũng nói rõ rằng Việt Nam trước đây thì là phong kiến, đến khi bị chia làm hai thì miền Bắc trở thành man rợ hơn miền Nam.
Mọi người đều im lặng. Nhà văn Pháp nhìn sang Stone. Ông này cựa quậy một tí, nhìn tờ giấy của ông trên tay, rồi lên tiếng: “Đây là một câu hỏi mà tôi thấy rất ngại phải đưa ra cho chị. Chị nghĩ gì về câu nói của William James về cái đồng đẳng đạo lí của chiến tranh (the moral equivalent of war)? Đại ý ông ta muốn nói là OK, chúng ta ai cũng ghét chiến tranh, nhưng chiến tranh lại là cái duy nhất khiến cho con người bộc lộ được những phẩm chất rất tốt của mình như lòng hy sinh, ý thức tận hiến, vân vân. Phải chăng thực tế của chiến tranh cũng là điều kiện giúp nhà văn tìm thấy và làm hiển lộ được sự thật và cái đẹp?”.
Rõ ràng Stone muốn câu chuyện quay về chủ đề “realities of war and the writer’s role”. Và chắc chắn ông già đã chuẩn bị kĩ lưỡng những câu hỏi của mình.
Nguyễn Quí Đức thì thầm một lúc lâu với Hương. Cuối cùng, Hương nói: “Chiến tranh là cái tất cả chúng ta ai cũng phải lên án, bất kì ở đâu và lúc nào”. Tôi chợt nhớ đến nhan đề của bộ phim Lost in Translation, mặc dù chuyện phim chẳng liên quan gì ở đây.
Anh nhà văn Pháp quay lại câu hỏi về chuyện Hương sẵn sàng chết bất kì lúc nào, và nói có lẽ người Việt Nam có tâm lí không sợ chết. Hương nói: “Người Việt Nam có đủ cam đảm để chết, nhưng không đủ khôn và khát vọng để sống. Tôi phải làm giặc để giúp dân tôi mở mắt ra và biết sống cuộc sống con người!”. Nguyễn Quí Đức vẫn trung thành với danh từ “trouble-maker” của anh khi dịch câu trả lời này của Hương. Tôi tự hỏi không biết mình đã biết thế nào là cuộc sống con người hay chưa.
Anh nhà văn Pháp nói có theo dõi sự kiện thanh niên Việt Nam nồng nhiệt đón mừng Bill Gates trong những ngày vừa rồi. “Người Việt Nam bây giờ rõ ràng đang hướng đến tương lai”, anh nói, “tại sao chị vẫn mải mê lục lại quá khứ chiến tranh như vậy?”.
“Những phản ứng của người Việt Nam hiện nay đều là để phản kháng lại chính quyền”, Hương tuyên bố. Cho đến lúc này tôi vẫn chưa thể hiểu nổi chị định nói gì. Tại sao nồng nhiệt đón Bill Gates, một thượng khách của Thủ tướng, mà lại là phản kháng lại chính quyền? Cô gái bên cạnh cũng nhìn sang tôi với một vẻ thắc mắc như vậy. Rồi Hương nói tiếp: “Có ba yếu tố đang ghìm giữ Việt Nam trong tăm tối. Một là Việt Nam chỉ biết chống ngoại xâm chứ chưa bao giờ biết chống nội xâm. Hai là dân còn ngu tối, chưa biết phải sống như thế nào mới là ra cuộc sống con người. Ba là mọi người vẫn còn mê muội trong hào quang chiến thắng từ khi kết thúc chiến tranh. Cho nên tôi có nhiệm vụ phải vạch trần sự phi lý của cuộc chiến tranh ấy, để cho xã hội đừng có ngửi hít mãi những xác chết ấy nữa.”
Một cảm giác ngao ngán xâm chiếm lấy tôi, khiến tôi không thể để ý được lời dịch của Nguyễn Quí Đức và phản ứng của cử toạ ra làm sao nữa. Sao Hương lại nhắc đến những xác chết của cuộc chiến? Ai là người thực sự vẫn muốn dựng những xác chết ấy lên để ngửi hít như Hương nói?
Stone liếc nhìn đồng hồ đeo tay của mình, rồi quay sang hỏi Hương: “Thủ tướng Việt Nam đã sang thăm Mỹ, và ông nói nhiều đến việc hoà giải giữa hai nước. Chị nghĩ gì về quá trình hoà giải hiện nay?”.
“Tôi không phải là Phan Văn Khải”, Hương đáp, “nhưng tôi nghĩ ông Phan Văn Khải không có lựa chọn nào khác.”
Stupid! Ấy là tôi bật ra trong đầu. Làm giặc cũng phải có kiến thức thì mới được chứ. Nhưng chắc là tôi nhầm rồi, làm giặc khác, làm người phản kháng khác, nhất là làm một nghệ sĩ, văn sĩ hoặc nhà khoa học có ý thức phản kháng cái xấu để xây dựng cái tốt.
Stone, ông già đáng kính đầy kiên nhẫn, vẫn muốn đưa câu chuyện về chủ đề mà tôi tin rằng đã thuyết phục được ông tham dự buổi hội thoại này. Ông nói: “Đạo lí của nghệ thuật là ở chỗ nó nhận diện được sự thật. Văn chương cũng vậy. Chị nghĩ gì về điều này?”.
Hương đáp: “Ông quá thương tôi nên mới hỏi tôi một câu to tát như vậy. Tôi đã nói tôi không phải là nhà văn mà, thưa ông. Tôi xin cám ơn vì ông đã tốt với tôi như thế.”
Nguyễn Quí Đức dịch cái ý “thương” và “tốt với tôi” ấy của Hương bằng từ “compassion”. Và Stone lập tức phản ứng một cách khá gay gắt: “Compassion is not required here!” Rồi ông nói thêm vài lời nữa, như thể tự biện chứ không phải cho cử toạ nghe, rằng chúng ta đến nói chuyện với nhau ở đây hôm nay không phải là vì thương cảm xót xa gì với nhau, mà là vì muốn tìm hiểu ý kiến của nhau mà thôi.
Anh nhà văn Pháp vội can thiệp bằng một câu hỏi khác mà anh nghĩ là chắc Dương Thu Hương sẽ hiểu và trả lời đàng hoàng được: “Những văn phẩm của chị đề cập đến tấn bi kịch hiện đại của Việt Nam, nhưng chúng có vẻ luôn gắn liền với quá khứ. Bản thân chị có cảm thấy mình là một phần của truyền thống chung của tổ quốc chị không?”.
“Tôi có hai con người”, Dương Thu Hương đáp, “một chiến sĩ tranh đấu cho dân chủ, và người kia là một mụ đàn bà răng đen mắt toét. Và chính người đàn bà ấy đã giúp tôi sống sót bằng lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng.”
Tôi biết nói gì nữa đây?
Anh nhà văn Pháp tiếp tục dẫn câu chuyện bằng cách hỏi rằng có phải đúng là Hương đã tự bỏ phiếu khai trừ mình ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam hay không? Hương kể rằng chị vào Đảng chỉ vì muốn tranh đấu cho quyền lợi của đồng nghiệp. Chị nói xưởng phim nơi chị làm việc có hơn 600 người, và số phận của họ được định đoạt bởi một dúm đảng viên có toàn quyền quyết định về lương bổng, nhà ở, và tất cả mọi chuyện khác của tất cả mọi người. Vì chị là người dám nói và biết cách phản đối cấp trên, nên đồng nghiệp đã dùng kẹo bánh quà cáp hối lộ chị suốt cả một năm trời và thuyết phục chị vào Đảng để đấu tranh cho họ. Cử toạ cười ầm lên khi Hương kể đến đó, có vẻ rất thích thú. Tôi ngồi đó mà như người lênh đênh giữa biển, như thằng Pi của Yann Martel vậy. Tôi lõm bõm nghe Hương nói tiếp về chuyện ra khỏi Đảng, rằng khi chị thấy trò chơi ấy đã chấm dứt thì chị tự bỏ phiếu khai trừ chính mình.
Rồi đến lượt cử toạ được đặt câu hỏi. Một cô gái Việt muốn biết tại sao Hương lại xây dựng mấy nhân vật ngoại tình với nhau mà để họ không hề có cảm giác xấu hổ hoặc băn khoăn như nhẽ ra phải thế, nhất là ở Việt Nam. Hương bảo là vì mấy người ấy đã có ý thức đầy đủ về bản thân và quyền làm người của họ. Một cô gái Việt khác hỏi tại sao tất cả các nhân vật nam của Hương đều yếu đuối và vớ vẩn. Hương nói chị không có ý thức làm như thế, mà chỉ viết theo những ý nghĩ tự nhiên của mình. “Tôi không có ý định hạ nhục nam giới, xin quí vị hiểu cho”, Hương nói, và cử toạ lại một lần nữa cười ầm cả lên, có vẻ vui lắm. Rồi một ông trung niên trên hàng ghế đầu nói nhóm của ông đã bay từ Cali sang chỉ cốt được gặp mặt văn sĩ, mà “trời ơi gặp được chị còn khó hơn cả gặp tổng thống Bush nữa nè...”. Đến đó thì người chủ trì cuộc gặp cương quyết cắt ngang và nói rất tiếc phải dừng ở đây để cuộc hội thoại tiếp theo có thể bắt đầu sau 15 phút nữa.
Ồn ào ra về. Trong lúc một đám người xúm quanh Hương để chụp hình, Nguyễn Quí Đức chạy ra bắt tay tôi. Đã 5 năm rồi chúng tôi mới gặp lại nhau. Nhóm quay phim đang phỏng vấn một người đàn ông Việt. Màn diễn nào lúc kết thúc cũng ngơ ngác như vậy thôi. Tôi chưa đề tặng gì vào cuốn Utopia. Ra đến ngoài, tôi ngồi hưởng nắng xuân New York và ăn hết cả hai cái potato roll kẹp dăm-bông. Lũ bồ câu quẩn chân tôi ríu rít mà chẳng có con nào tỏ ý thân thiện gì. Tôi chợt nẩy ra ý nghĩ nên có một cuốn How to Be a Dissident – For Dummies. Nhiều khi lẩm cẩm cũng là khởi đầu của cái gì đó, biết đâu đấy.
Ngồi trên tầu E trên đường về nhà, tôi nghĩ Dương Thu Hương rõ ràng không phải là một nhà văn khi đối thoại với đồng nghiệp Tây phương, mà là một người phản kháng thì chị làm tôi thất vọng. Mọi chuyện ồn ào về chị bỗng trở thành chẳng có ý nghĩa gì. Chắc phải tin lời chị thôi: “Tôi chọn con đường làm giặc...” Còn để làm gì thì đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu nổi.
Cuộc hội thoại với Dương Thu Hương
Mặc dù nhiều năm qua, nhà văn Dương Thu Hương liên tục chống đối chế độ và đất nước mình, nhưng với chính sách cởi mở, khoan dung, Chính phủ VN vẫn tạo điều kiện cho bà sang Pháp, Mỹ... theo các lời mời của một số tổ chức quốc tế.
Thời gian ở nước ngoài, bà Dương Thu Hương càng mê muội ngộ nhận bởi sứ mệnh "làm giặc" của mình cùng bao lời lẽ, tuyên ngôn lừa mỵ đầy ngông ngạo, rồ dại chống lại đất nước mình, dân tộc mình...
Tác giả Trịnh Lữ |
Để bạn đọc có thêm thông tin, xin trích đăng bài viết về cuộc đối thoại của bà Hương tại TP.New York ngày 30.4 vừa qua của tác giả Trịnh Lữ. Ông là dịch giả một số cuốn sách nổi tiếng gần đây như "Cuộc đời của Pi", "Utopia", "Con nhân mã trong vườn...", hiện là chuyên viên của LHQ.
Thấy có thông báo Dương Thu Hương và Robert Stone sẽ đối thoại với nhau về thực tế chiến tranh, tình trạng kiểm duyệt và vai trò của nhà văn trong xã hội Việt Nam tại thư viện công cộng thành phố New York vào giữa trưa chủ nhật 30/, tôi vội mua vé tham dự.
Đây là lần thứ hai chi hội PEN tại Hoa Kỳ (PEN American Center) tổ chức Liên hoan Văn học quốc tế có tên gọi World Voices (Tiếng nói của thế giới). PEN tổ chức nhân quyền và văn học đã hoạt động từ năm 1921 nhằm cổ xuý cho văn chương, bảo vệ tự do diễn ngôn và xây dựng một cộng đồng văn sĩ quốc tế trên cơ sở đồng đẳng và hữu ái.
Dương Thu Hương hội đủ điều kiện để trở thành khách mời của PEN từ Việt Nam. Và tôi thật sự muốn chứng kiến Dương Thu Hương sẽ góp lời mình như thế nào vào chủ đề Faith & Reason (Xác tín & lẽ phải) của Liên hoan Văn học quốc tế New York kỳ này.
Bà Dương Thu Hương sinh năm 1947 tại Bắc Ninh, hiện sống tại Hà Nội. Có tham gia TNXP thời chống Mỹ ở Quảng Bình, sau đó học Trường ĐH Văn hoá Hà Nội, từng công tác ở Xưởng phim truyện VN. Dương Thu Hương được một số người nước ngoài tâng bốc là nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng (!). Chính bà Hương cũng từng ngụy tín rất kỳ lạ rằng mình "bị chính quyền Hà Nội coi là kẻ thù số 1" và ngạo mạn, tự tin quá lố khi khẳng định "tôi viết ra là để làm bài học cho hậu sinh". Liệu bà có thể vì ai khi sống trong lòng đất nước mà cứ kiêu hãnh tuyên bố: "Tôi rất khép kín làm việc. Tôi chỉ làm việc với các nhà báo ngoại quốc...?". |
Hoá ra Nguyễn Quý Đức làm phiên dịch cho Dương Thu Hương. (...) Cuộc hội thoại sẽ được dẫn dắt bởi một nhà văn người Pháp, tôi không nghe kịp tên, tiếng Anh giọng Pháp của anh nghe rất dễ chịu (1).
Đây là lần đầu tôi nhìn thấy người đã viết Thiên đường mù. Tôi mới đọc cuốn đó của chị thôi, cũng không có cảm nhận gì rõ rệt lắm. Cảm giác của tôi về văn sĩ này phần nhiều có từ những tin tức có phần đồn thổi về những gì chị đã làm bên ngoài văn chương.
Stone đã từng làm phóng viên chiến trường ở Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết Dog Soldiers của ông có những nhân vật cựu binh Mỹ tại Việt Nam và chuyện buôn lậu ma tuý ở Nam California. Cha đẻ của nhà văn Pháp dẫn chương trình đã từng đánh trận ở Đông Dương.
Anh mở đầu cuộc hội thoại bằng một đoạn tự giới thiệu hơi quá dài dòng về mối quan hệ của mình với Việt Nam, rồi nói rằng lần nào gặp Dương Thu Hương, anh cũng nghe Hương nói là "Hương sẵn sàng chết bất cứ lúc nào", rằng "ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng của Hương". Đến nỗi cứ nghĩ đến Hương là anh lại nhớ đến mấy câu nói ấy.
Không hiểu sao PEN lại chọn một người Pháp để điều khiển cuộc hội thoại về chủ đề chiến tranh, kiểm duyệt và vai trò của nhà văn giữa một người đàn ông Mỹ và một người đàn bà Việt, tôi đang bụng hỏi dạ thế thì nghe tiếng Hương cất lên - một giọng đàn bà rất khỏe và đanh qua hệ thống loa của phòng họp: "Vì tôi chọn con đường làm giặc, nên biết rằng mình có thể chết bất kỳ lúc nào".
Nguyễn Quý Đức, không hiểu vì lý do gì, lại dịch chữ "làm giặc" ấy của Hương là "troublemaker" thôi chứ không phải là "rebel"(2). Hay là anh cố tình làm dịu câu chuyện? Mà giọng anh nghe thật mềm mỏng, như mấy làn sóng vội lan ra sau khi hòn đá "làm giặc" của Hương vừa rơi xuống nước vậy.
Câu nói mở đầu ấy của Hương đã khiến tôi ngạc nhiên hết sức. Không phải chỉ là những chữ ấy, mà là cả cái giọng của Hương, thật đanh thép, như thể đang đứng ở pháp trường vậy, mà có vẻ chỉ là một pháp trường để quay phim.
Trong suốt 45 phút tiếp theo đó, cái ý tưởng "tôi làm giặc" của Hương mạnh đến nỗi cả Stone và anh nhà văn Pháp đều không sao lái câu chuyện về chủ đề dự tính của nó được.
Có lẽ phiên dịch là một vấn đề trong cuộc hội thoại này. Nguyễn Quý Đức chỉ dịch thầm vào tai Hương những câu hỏi được nêu ra, nên cử toạ hiểu tiếng Việt không biết liệu anh có chuyển tải đúng những câu hỏi ấy không. Nhiều câu trả lời của Hương chẳng liên quan gì đến câu hỏi của Stone hoặc anh người Pháp kia. Cô gái học báo chí ngồi cạnh có lần hỏi tôi: "Anh ấy dịch sai? Chị ấy không hiểu, hay là né tránh?".
Stone hỏi Hương về việc chị xung phong đi chiến trường, và muốn biết chị nghĩ gì về những thanh niên khác cùng lứa. Hương nói: "Hồi ấy chúng tôi tham gia chống Mỹ hầu như là nghe theo bản năng mà thôi, sau này chúng tôi mới thấy là mình bị lừa". Rồi sau khi nói phần lớn nhân loại là bị lừa, Hương đanh thép tuyên bố rằng: "Thời đó chúng tôi sống như súc vật!". Như thể đó là nguyên nhân đã khiến cho chị và thế hệ của chị đã tham gia chống Mỹ vậy.
Dương Thu Hương |
Và để minh chứng cho cuộc sống súc vật ấy, Hương nói tiếp: "Tuyên truyền của miền Nam lúc bấy giờ là hoàn toàn đúng khi họ nói rằng ba thằng Việt cộng đánh đu một cọng đu đủ cũng không gãy. Chúng tôi không có cả bát ăn cơm, phải dùng gáo dừa làm bát, phải ăn ngô của lợn, ăn ruột đu đủ. Miền Bắc nhập khẩu loại sữa dùng để nuôi gia súc và cũng chỉ cán bộ cao cấp mới được phân phối loại sữa ấy".
"What"s the matter with this woman?"(3)- Tôi tự hỏi, và thấy xấu hổ vì câu hỏi ấy đã vang lên trong đầu mình bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt. Ngay cả bây giờ, khi đang viết những dòng này, tôi cũng vẫn còn thấy xấu hổ vô cùng, cho ai và vì cái gì thì tôi không muốn nghĩ đến.
Stone đã đọc sách của Hương và biết rằng chị có dạy hát cho đồng đội trong lúc ở chiến trường. Ông hỏi: "Chị có viết ra những bài hát ấy không?". Hương đáp: "May quá tôi không viết ra chúng, tôi chỉ dạy người khác hát chúng thôi. "Ô", Stone nói, mái tóc bạc của ông rung rung, "tôi cứ ngỡ rằng sự nghiệp văn chương của chị đã bắt đầu từ việc viết những ca khúc chiến tranh ấy". Trong giây phút im lặng tiếp theo, tôi cứ ngỡ mình đã nghe thấy Stone thì thầm: "Thật đáng tiếc". Vớ vẩn thật.
Nhưng Stone vẫn chưa nản, ông hỏi tiếp: "Cuộc đời chị đã đi theo hai hướng: Đầu tiên chị theo đuổi tham gia phục vụ sự nghiệp của dân tộc mình; sau này thì có vẻ như chị lại đi theo quan niệm về chân lý của riêng mình. Chị có thể nói về chuyện này được không?".
Câu hỏi hay quá, tôi thấy bồn chồn. Nguyễn Quý Đức thì thầm một lúc với Hương. Cử toạ im phăng phắc. Rồi tiếng Hương cất lên, sang sảng: "Tôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp như ông Stone!".
Thế là thế nào? Hương định nói rằng những câu hỏi như vậy chỉ dành cho các nhà văn hay sao? Cả hội trường ồn ào lên một lúc. Chẳng biết mọi người nghĩ thế nào. Rồi Stone hỏi tiếp: "Tại sao chị lại từ chối danh hiệu nhà văn?".
Hương đáp: "Ông to lớn, còn tôi thì nhỏ bé. Từ nhỏ tôi chỉ mơ làm quán quân bóng bàn chứ chưa bao giờ quan tâm đến viết văn. Nhưng mà tôi bị lừa, và tôi muốn viết để người khác khỏi bị lừa như tôi".
Stone và anh nhà văn Pháp nhìn nhau. Stone hơi nhún vai, nhưng kịp thời ngăn mình không bộc lộ gì khác. Anh nhà văn Pháp chẳng biết dẫn dắt câu chuyện thế nào, cứ nhìn sang Stone, và ông lại lên tiếng, rất khó khăn, chậm chạp, như thể vừa nói vừa nghĩ xem mình đang nói gì.
Tôi hiểu rằng ông đã nói như sau: "Sự thật là cái đẹp. Nhà văn là người khiến cho sự thật hiển lộ và được nhận diện. Tôi nghĩ đó là vai trò và chức phận của nhà văn". Anh nhà văn Pháp nói: "Đó là một nhận định, không phải là một câu hỏi". Stone nhún vai. Anh nhà văn Pháp hỏi Hương: "Chị nghĩ gì về nhận định này?".
Nguyễn Quý Đức thì thầm. Rồi Hương nói rằng chị muốn trả lời bằng cách dẫn một đoạn thơ của Petofi (4). Đoạn thơ này tôi cũng đã thuộc từ hồi còn là học trò phổ thông, vì nó rất phổ biến trong đám mới lớn ở Hà Nội trong những năm 1960, nhưng bây giờ thì tôi không sao nhắc lại cho đúng được, ngay cả khi Hương đọc từng câu cho Nguyễn Quý Đức dịch. Đại khái đoạn thơ nói rằng cuộc đời thì như biển cả, còn tình yêu thì như ngọc châu hay ngọc trai gì đó, và để tìm được ngọc ấy thì mình có thể mất mạng chứ không dễ dàng gì. Có lẽ Hương muốn nói rằng chị sẵn sàng chết để làm cho sự thật được hiển lộ?
---------------
(1) Nhà văn Pháp này tên là Antoine Audouand. Sở dĩ ông được lựa chọn vì có người thân chết trong chiến tranh VN đồng thời là người rất quen thuộc bà Dương Thu Hương (tất cả chú thích của người biên tập).
(2) Troublemaker là kẻ gây rối, kẻ phá rối. Rebel có nghĩa là người nổi loạn, kẻ chống đối...
(3) "Cái bà này gặp chuyện gì vậy?".
(4) Sandór Petophi (1823-1849) nhà thơ và anh hùng dân tộc Hungary.
Theo
Con sói đơn độc của Hà Nội
Le FIGARO - 16 février 2006
Bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản năm 1990 vì tội vô kỷ luât, bị quản chế, nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới, Dương Thu Hương, xuất bản Chốn Vắng « Terre des oublis », một tuyệt tác của bà.
"Quý vị ngây thơ!” Dương Thu Hương nhấn mạnh từng chữ như để cho mọi người hiểu. Câu hỏi của chúng tôi, về phúc lợi của nền kinh tế thị trường tại một nơi chủ nghĩa độc tài Cộng Sản ngự trị, khiến bà cho rằng chúng tôi chẳng có đủ tư cách để hiểu thế nào là một chế độ bách hại, làm thịt người. Bà, một người đã từng ở tù vì nó. Bà nói đúng. Chúng tôi là những đứa con cưng của một nền dân chủ bạc nhược, trong khi ở nơi bà, cái nghị lực để nhấn mạnh một câu nói như thế đó, là của một nữ chiến sĩ, là để sống còn trong một môi trường thù nghịch. Làm sao chúng ta có thể tưởng tượng được hồi kết cục của những tự do của chúng ta? Làm sao bà vượt qua được hai người đàn ông canh chừng và áp dẫn bà đến tận phi cơ? Làm sao sống lại tuổi thanh xuân đã bị đánh mất, đã bị phong thánh bằng tử đạo, đạo Cộng Sản?
Nữ tiểu thuyết gia tuổi sáu mươi, điệu đàng lịch sự - bà sinh năm 1947 ở Thái Bình - không thích nhập nhằng, ít nhất là trong việc công kích chế độ, giữa cái khiêu khích khiến bị đòn nhừ tử và cuộc chiến đấu chân chính. Thế hệ của bà kết hôn với những lý tưởng sáng suốt bất thần của những cựu bạn đường của Đảng Cộng Sản. Cộng Sản mà như thế này, như hiện nay, là tha hóa, là phản bội lý tưởng. Tuổi trẻ của bà với những khẩu hiệu không tưởng, mặc đồ trận, chạy tránh bom ở vĩ tuyến 17, vùng lửa đạn, vùng bị bom Mỹ dội nhiều nhất ở miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam.
Vỡ mộng
Vào năm 20 tuổi, bà chiến đấu trong lữ đoàn tình nguyện của chiến dịch “Tiếng hát át tiếng bom”, chỉ nội cái tên đủ nói lên tham vọng của lữ đoàn. Bà ở trong quân đội đến năm 1975, phung phí sức lực cho một cuộc chiến bất chính, giết người, và cái học, ở bên ngoài những bức tường, của một nữ tiểu thuyết gia, là về miền điên rồ: những người đàn ông lang thang trong chiến hào, hóa rồ hoá dại, cụt tay què cẳng. bị nướng bằng bom lửa, những người đàn bà vượt cạn một mình, cũng trên mảnh đất điên rồ đó. Ý thức hệ, lý tưởng làm nên chuyện tầy trời, thép đã tôi là như thế: thứ xi măng nắng mưa, thời gian không sao soi mòn, không sao thẩm thấu. Ôi chao, cả một niềm tin “đường ra trận mùa này đẹp lắm” cuối cùng chỉ là phí phạm, vứt đi, bà buồn rầu nói. Đến một ngày, người nữ binh đoàn hiểu, thì ra người ta làm thịt cả những người Việt ở Miền Nam, những đồng bào của bà, mà bà thấy chẳng có lý do nào để làm thịt họ. Vỡ mộng, bà làm việc để nuôi gia đình với chức vụ “biên tập viên biên chế cho các phim trường sản xuất phim giả tưởng ở Hà Nội,” 600 nhân viên biên chế, biên tập những kịch bản chẳng bao giờ quay thành phim, kiểm duyệt dễ dàng chóng vánh, chẳng có gì nguy hiểm ở trong đó.
Tháng Tư năm 1990, trong một buổi họp của hiệp hội các nhà trí thức ở Sàigòn, có một người, hẳn nhiên có ý xấu, đã hỏi bà: “Tổng thống mới của Tiệp là một nhà văn, bà sẽ là một Vaclav Havel của Việt Nam?” Câu trả lời chỉ làm đám cầm quyền điên tiết. Chẳng phải chờ lâu, chỉ một thời gian ngắn sau đó, bà được họ ban cho bẩy tháng sáu ngày tù giam, trong một xà-lim, được khai trừ ra khỏi Đảng Cộng Sản. Bây giờ, bà bị quản chế, bị theo dõi, bị giam hãm trong sự cô đơn, lâu lâu cũng có những cuộc du lịch bất thường, gặp gỡ người nước ngoài, Pháp hay Mỹ. Nhưng, gì thì gì, người nữ cựu đảng viên, nhà nữ ly khai, chống đối, nhà nữ quyền đã từng được Jacques Toubon vinh danh vào năm 1995, nhà nữ tiểu thuyết gia giầu sáng tạo này không rời Việt Nam. “Tôi chọn ở lại Việt Nam để chơi một cuộc chơi mà tôi bằng lòng với nó. Tôi là người chống cự, cưỡng lại, từ vùng ven. Một kẻ đứng bên lề được sự hỗ trợ bởi cuộc chiến đấu của những Phật tử, những tín đồ Ky tô, những người theo đạo Tín Lành. Họ bảo vệ những người bị bắt giữ, những tù nhân chính trị. Người ta sỉ nhục tôi, vu khống tôi, bỏ tù tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục viết, tiếp tục nói, tôi nhìn thấy điều tôi muốn. Chúng tôi phải nắm số phận mình, dù đau đớn cỡ nào, ở trong tay. Tôi là con sói đơn độc.”
Một bức tranh ấn tượng
Rạch ròi từng chữ, lông mày nhíu lại, mỉm cười tùy lúc, Dương Thu Hương đúng là bức tranh một đảng viên ly khai ở Paris. Linh hoạt cắt cái rụp. Phản ứng nhanh như cắt. May còn có quyển sách: 800 trang, một bức tranh giầu ấn tượng, vừa riêng tư vừa lịch sử, vừa của riêng vừa của nhiều người, của cả một thời đại. Nhưng nhất là, đọc hấp dẫn, đọc thích thú, cứ như thể từ hồi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường đến bây giờ mới lại có được.
Nữ tiểu thuyết gia viết dài, rộng, và, rộng luợng, viết từng chuỗi chuyện thú vị, cảm giác sáng chói, từng trang sách giống như là một nơi chốn để tái nhập thân, cho một thứ côn trùng, loài phù du sống hết đời mình trong một đêm để kịp chết vào lúc hừng đông, thứ trái cây ngọt lịm, người đàn bà quỳ gối trong mảnh ruộng, người lính tàn lụi đi vì những vết cháy bỏng của cuộc chiến giữa đất nước Lào và vùng núi xanh, những con ma của quá khứ và những ảo tưởng của hiện tại.
Không thiếu những chi tiết hấp dẫn, gợi cảm lúc mơn trớn lúc quất mạnh: “Da của nó lấp lánh dưới ánh nến, trắng như mỡ lá đông lạnh hay vỏ trứng. Nó có làn da của Miên. Cũng có thể là làn da của cha nó, người đàn ông ở với Miên từ bảy năm nay.”
[Đây là dịch từ bản tiếng Pháp, của người điểm sách. Chưa tìm được nguyên tác tiếng Việt. CTND]
Câu chuyện đơn giản. Bản làng miền núi, ruộng lúa, nhà sàn, hàng hiên ngó vô rừng, và một cuộc trở về lạ lùng: bộ đội Bôn, đã báo tử, đã liệt sĩ, đột ngột trở về đoàn tụ với người vợ chính thức, có hôn thú, là Miên. Gầy trơ xương. hôi như cú, không một xu, hết xí oách, anh bộ đội, cái chết hiện về chưng hửng khi biết Miên, hoàn toàn ngây thơ, hoàn toàn vô tội, đã tái giá với Hoan, một thương gia thành thị, giầu có, và hấp dẫn hơn anh. Ai có lý? Ai điều động, ra lệnh? Danh dự hay tình yêu, tổ quốc hay tình cảm? Trung thành với ai để hy sinh chính cả mình?
Nhà nữ tiểu thuyết gia giơ cây viết thần ra hiệu, và thế là tuồng ảo hóa bèn bầy ra đấy: những mặt nạ sặc sỡ của một xứ sở Việt Nam xa xưa, niềm vui, nỗi đau, danh dự bị nhạo báng, tình mẫu tử thắng thế, những tên ma mãnh của thành phố hay những nạn nhân nhỏ thó của Lịch Sử. Như nữ kịch tác gia, bà tưới lên xen hài bằng nước mắt của một bi kịch bình dân, bà cho nhà quê đụng độ thành phố, kẻ ăn hối hộ đối mặt người hối lộ. Đang từ hoàn cảnh này độc giả bắt liền qua một hoàn cảnh khác.
Chốn Vắng, Terre des oublis, là quyển tiểu thuyết thứ sáu, bản tiếng Pháp, được xuất bản. Cuốn truyện chúi mãi xuống, tới tận miền sâu thẳm đã bị tổn thương, của những kiếp người. Người ta tin rằng, tác giả của nó, Dương Thu Hương, thụ giáo từ một ngôi trường của những lưỡi lê và những khẩu hiệu, của nhà tù và của sự thiếu thốn do bị chiếm đoạt, cho nên bà quá rành, và thừa bản lĩnh để làm bật ra cái bóng ma ghê rợn khủng khiếp đó. Bà còn cho độc giả, cả một phương thuốc dân gian, làm thế nào để trải qua đêm ái ân tới bờ tới bến mà không bị quất sụm: Chỉ cần một ly cà phê đen và vài hột muối. Ngay cả một chuyện như thế, độc giả vẫn sẵn sàng bỏ qua.
Nguồn: http://www.tanvien.net/dich/louve.html
Bản tiếng Pháp: La louve solitaire de Hanoï
---------------------------------------------------------
Thiên đường đã mất và tìm lại được
Daniel Rondeau – L’Express 15-02-2006
Trọng tâm bộ ba của Chốn Vắng, một thế giới của sức thổi, với tầm mức vũ trụ, Việt Nam.
Nữ tiểu thuyết gia Dương Thu Hương đã chọn một người đàn bà, Miên, hai người đàn ông làm nhân vật cho tiểu thuyết Chốn Vắng của bà. Hai người đàn ông là chồng của Miên. Một bị cho là chết trong chiến tranh. Một buổi sáng đẹp trời tháng sáu, vị cựu chiến binh này trở về. Khát sống, ông nhanh chóng hiện nguyên hình: bất hạnh và bất lực. Người đàn ông kia là người Miên yêu và lấy sau hai năm ở góa. Ông xây nhà có sân thượng và hai người có với nhau một đứa con trai.
Miên biết nàng sẽ mất cái hạnh phúc mà nàng vừa khó nhọc xây dựng. Dưới áp lực âm thầm của chính quyền và làng xóm, nàng sửa soạn chuyến lưu đày để gặp lại bóng ma mà nàng đã quên, từ rừng về. Ba cuộc đời bị số phận trói chặt, bị sét đánh ngay nơi gặp nhau mà hoàn cảnh mới của mỗi người gần như không có lối thoát. Ba cuộc đời bất hạnh được mô tả một cách tuyệt đẹp và đậm màu sắc.
Phải nói ngay tiểu thuyết Chốn Vắng thuộc thể loại tiểu thuyết mà từng trang toát ra sức sáng tạo, mức kịch liệt, tiết tấu và hình thức của nó. Trọng tâm bộ ba của Chốn Vắng, một thế giới của sức thổi, với tầm mức vũ trụ, Việt Nam. Xứ sở này là nhân vật thứ tư của quyển truyện được tác giả kể với một giọng văn trôi chảy, gợi hình và nên thơ. Các kỷ niệm, các hy vọng, các bối cảnh, những đêm trăng, các thung lũng hoa phù dung, các đồn điền, các núi đồi, các hươu nai và cả những con người bị cháy phỏng vì bom và chất độc da cam, các xác chết bị chim ăn thịt, các linh hồn chết hiện diện rất nhiều trong tác phẩm, các chòi tranh, các biệt thự sang trọng, các ghen tương và cả huynh đệ tương tàn, các quả tạ của tin đồn.
Tiểu thuyết này cũng là tiểu thuyết của tình yêu, của những đam mê tròng tréo, của những ẩn dụ và những vết sẹo, của cái mong manh những thiên đàng đã mất và được tìm thấy lại. Đọc giả gặp ở đây những con người khát khao cái tuyệt đối, những tâm hồn tinh khiết bị sẩy chân, những ý chí bị buông bỏ, những anh hùng thất thế, những đầu óc bị giằng co; dù vậy cũng có nét dịu dàng của cuộc sống: mùi trà gừng trà hoa lài, bánh mật ngọt, những ngày đi săn, tiếng kêu inh ỏi từ bụi rậm, mùi thịt nướng thơm lừng hành tỏi. Ngẫm nghĩ về sức mạnh của cuộc sống, tuyệt tác này của Dương Thu Hương vừa làm cho chúng ta thân thiết với xứ sở này mà cũng cũng đưa chúng ta vào các ngóc ngách xa lạ, nơi con người không ngừng tự vấn về những gì đích thật trong lòng mình để có thể đến gần được, không phải là không sợ, với các bí ẩn của hành trình lang thang của mình.
Terre des oublis
Duong Thu Huong
Nhà xuất bản Sabine Wespieser
Phan Huy Đường dịch - 794 trang
Nguồn: http://www.tanvien.net/dich/chon_vang.html
Bản tiếng Pháp: Royaumes perdus et retrouvés
Tôi là phật tử theo cách của riêng tôi
- Bà có phảI phật tử không? Chúng tôI thấy nhiều quan điểm trong bài viết của bà rất gần với lý thuyết đạo Phật.
- Nếu điều chúng tôi nghi ngờ là đúng, tại sao một người đấu tranh cho dân chủ lại có thể là phật tử?.....
Câu trả lời của tôi là: Tại sao không?
Đạo Phật không biên giới. Đó là một tôn giáo thẫm đẫm tính đạo đức và triết lý. Đạo Phật cũng như bất cứ tôn giáo nào khác đều tồn tại và phát triển thông qua hằng hà sa số các cá nhân. Bất cứ cá nhân nào cũng có một gốc rễ văn hóa, cũng mang một nhãn hiệu bản thể gọi là quốc tịch. Do đó khi trong một con người cùng tồn tại song song hai tình yêu lớn: tôn giáo và tổ quốc, người đó ắt phải tranh đấu cho hai kỳ vọng, hai niềm tin.
Vì thế, câu trả lời của tôi là: Tại sao không?
Tuy nhiên, tôi chỉ là phật tử theo cách của riêng tôi. Tôi không đi lễ chùa. Chẳng phải là cố tình tìm một cách tồn tại độc đáo nhưng vì tôi không có khả năng thỏa hiệp, cho dù đó là một sự thỏa hiệp dễ chịu nhất.
Cách đây chừng mười bảy mười tám năm một ngày xuân tôi đi viếng cảnh chùa. Ngôi chùa đó nằm gần phủ Tây Hồ. Trên đường tới phủ rẽ tay phải chừng non trăm mét là tới. Tôi không còn nhớ rõ tên chùa mặc dù đó là nơi trước khi xảy ra sự việc năm nào tôi cũng tới, khoảng một hai tháng một lần, siêng năng nhất là mùa xuân và mùa thu. Đó là ngôi chùa cổ còn may mắn sót lại sau những cơn đốt phá đình chùa đền miếu theo chủ trương "tiêu diệt tàn dư phong kiến" của chính quyền cộng sản. Không có gì đặc biệt ở ngôi chùa ấy, ngoài một mảnh vườn nhỏ vừa trồng đào vừa trông mai. Có lẽ cảnh tượng thân ái của những cây đào và cây mai chen vai, thích cánh cuốn hút tôi vào mùa xuân và khi mùa thu đến, đám cành trần trụi khẳng khiu vươn lên trong lặng lẽ cũng mang lại một vẻ đẹp u sầu và nghiêm cẩn, vẻ đep ta thường gặp ở mọi ngôi chùa cổ xứ Bắc.
Trưa hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét lại. Nhà "sư nữ" ngoại tam tuần mắt long sòng sọc, tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên:
- Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ!....
Sư cụ đã quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay người đàn bà trẻ hung hãn:
- Mày chết đi.....
Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá muộn cho cả đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập vào "ngang hông" bởi thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính. Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt qua nhà ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở miệng "mô phật" như lần trước cô ta ném cho tôi một cái nhìn giận dữ và thách thức rồi ngoay ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống tóc từ thời chính quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì. "Nhân sự" do "bên trên" đưa xuống.
Vậy cái gì là "bên trên"?
Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xử sở? .... Chẳng có gì bí mật cả, "bên trên" là A 25 Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để "yểm" Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. Không ai quên rằng chính nhà nước cộng sản đã dấy lên cơn bão kinh hoàng nhằm tàn phá đình chùa, đền miếu thậm chí đào mồ hốt mả chúng sinh, tiêu diệt tất cả những gì mà họ cho là "tàn tích của chế độ phong kiến". Trong một thời gian dài, những người cộng sản muốn xóa sạch tất cả các tôn giáo, bắt chúng sinh thờ vị thần duy nhất mắt xanh mũi lõ tên là Karl Marx và đám tông đồ của ông ta. Nhưng để xóa đi một đức tin và thay thế vào một đức tin khác không dễ dàng như họ tưởng. Và không phải bất cứ lúc nào họng súng cũng đem lại những kết quả mong muốn. Thời gian không ủng hộ họ. Bức tường Berlin sụp đổ và Lénine vĩ đại của họ sụp đổ theo. Dân Nga xích cổ tượng ông ta kéo lê trên bùn. Đám tín đồ phương Đông đứng chơ vơ không biết từ nay "người cầm lái vĩ đại" của họ sẽ là ai? ... Trong lúc đó dân chúng ào ào dựng đình, cất chùa. Khắp nơi miếu mạo, đền chùa, lăng tẩm dựng lên theo trí nhớ. Chính quyền cộng sản có thể truy bức tàn sát chúng sinh, cướp bóc phá hủy tài sản của họ, nhưng trí nhớ và niềm tin là những thứ không thể bắn thủng bằng các loại đạn. Và như thế, giờ đây dân chúng đã xây lại tất cả những gì đã từng bị họ tàn phá, nếu không nói là còn nhiều hơn. Nhu cầu tâm linh hóa ra cũng là một nhu cầu sinh tử của kiếp người. Trước tình hình này A 25 trở nên quan trọng hơn trong vai trò "bảo vệ nền chuyên chính". Nhiệm vụ của họ là "khống chế hội phật giáo" biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và ....điều này nữa, các tín đồ của Marx không quên: tận thu nguồn lợi béo bở từ đám chúng sinh "mê tín" kia. Vậy là đội quân "sư nhà nước" được hình thành. Nguồn đào tạo chính là C 500 (đại học ngành an ninh). Thêm nữa, sinh viên tuyển lựa từ các đại kọc khác như Tổng hợp, Sư phạm, Ngoại ngữ ... có thành phần cơ bản (lý lịch đáng tin cậy) được vũ trang bằng lý thuyết giai cấp của Marx-Lénine và một thứ chủ nghĩa duy vật hạ đẳng. Sau đó, lớp người này được "tráng men" bằng lý thuyết đạo Phật và trước hết các phương pháp niệm kinh, hành lễ để "vào nghề".
Như thế nhà nước cộng sản đã tạo nên một đội ngũ "tôi tớ trung thành" được quyền thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và nhục thể dựa trên sự đầu cơ trục lợi "những khát vọng tâm linh" của dân chúng. Các ông sư bà sư áo quần phấp phới cưỡi xe vù vù đi "họp kín". Họp kín ở đây tức là họp "giao ban" ngành dọc A 25. Họ báo cáo rành mạch mọi thành tích. Riêng những cọc tiền thu được từ các hòm công đức là "không thể rành mạch" vì các sư còn phải mang về quê xây nhà tầng và lo cho các con học đại học trong nước và ngoài nước. Sư hành nghề ở Thái Nguyên, Hà Bắc thường có quê quán gia thất tại Thanh Hóa, Nam Định và ngược lại .... So với các nghề khác trong Bộ Nội vụ, "nghề làm sư" là béo bở, chỉ thua kém "Cục buôn lậu ma túy" thôi.
Cả một bộ máy lừa bịp vận hành nghiễm nhiên và ngang nhiên dưới ánh mặt trời, trước mắt dân chúng.
Dân chúng, tuy thường xuyên phải cúi mặt nhẫn nhục cam chịu, đôi khi cũng vùng lên tranh đấu, đòi đuổi sư nhà nước, giành chùa cho chân tu. Vụ biểu tình của các tín đồ chùa Láng Hà Nội cách đây ba năm là một ví dụ. Trong tối hôm đó, công an đã bắt giam trên một trăm tín đồ.
Vậy tôi xin trở lại lý do khiến tôi không đi lên chùa từ gần hai thập kỷ nay, sau kỷ niệm đau buồn với sư cụ tôi không còn muốn nhìn thấy một lần nữa bọn "thầy chùa đểu".
Nhưng chưa hết.
Tôi không đi lễ chùa cũng còn vì chùa chiền giờ đây đầy rẫy bọn "đao phủ" đi "đánh quả" thần, phật. Gọi là "đao phủ" vì chính lũ người đó trước đây đã ra lệnh phá đình chùa, đuổi sư sãi, vặt cổ vặt tay tượng phật làm củi.... giờ đây chúng lại xì xụp hương khói hơn tất thẩy mọi người.
Vì sao có sự đổi hướng quay chiều? ....
Tôi sẽ trả lời tường tận nhưng trước hết, để tránh rơi vào lối ám chỉ chung chung tôi xin nêu dẫn chứng:
Một là, những người dân Huế cỡ trung niên hẳn chưa quên câu ca này:
Bùi San cùng với Trần Hoàn
Hai thằng ngu ấy phá đàn Nam Giao
Búi San: bí thư tỉnh ủy. Trần Hoàn: trưởng ty văn hóa. Công trình chung của họ là hủy diệt một di tích lịch sử nơi xưa kia các vua Nguyễn tế Trời Đất và tiên vương. Sau này, ông Trần Hoàn ra làm bộ trưởng Bộ Văn hóa, vợ con ông ta xem bói từ Nam ra Bắc, khấn lễ mọi nơi, đặc biệt lễ hậu là Bia Bà để cầu cho ông được"vững vàng". Riêng tôi, tôi nhìn thấy ông nhiều lần cắp cặp đứng trước cổng nhà các vị "Bộ Chính trị". Quả là một cuộc hiệp đồng tác chiến; vợ con ông đi đút lót "thần, phật" còn ông đi hầu hạ các "thánh sống" để ông được duy trì thêm 4 năm trên ghế bộ trưởng vì ông đã già lại quá nhiều khiếu kiện, cấp trên của ông đã chấm ông "vào sổ hưu".
- Hai là, thời kỳ Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư Đảng, ngoài chiến dịch "Thanh Hóa hóa bộ máy cầm quyền" ông ta đã tranh thủ đào bới ngân khố quốc gia để xây dựng lại, mở mang hoành tráng đền thờ Lê Lai, tin tưởng đó là tổ tiên trực tiếp, là thần hộ mạng cho mình.
- Ba là, vài năm gần đây nhiều người họ Trần vênh vang tuyên bố rằng họ Trần sắp sửa bước vào thời kỳ "đại phát" vì Trần Đức Lương vừa cho xây khu mộ cổ họ Trần tại Thái Bình. Khu mộ này sẽ được xây theo thế "rồng phục" sao cho ít nhất, chín đời họ Trần sẽ liên tục "làm vua" ...v v.. và ...v v..
Theo logic, ngày nào chế độ độc tài này còn tồn tại thì tất thảy bọn cầm quyền họ Miêu họ Thử họ Ngưu họ Mã .... sẽ lần lượt vét ngân khố quốc gia để xây dựng mồ mả đền miếu cho riêng dòng tộc của chúng với một chủ đích hoặc ngụy trang hoặc lộ liễu: Duy trì quyền lực.
Quyền lợi, đó là căn nguyên sự quay chiều đổi hướng của kẻ cầm quyền. Marx và Lénine hết sài được thì quay sang �đầu tư, đánh quả� thần, phât. Hạng người ti tiện, lòng tham ngùn ngụt như vậy làm gì có "tâm hồn tôn giáo"?..., nhất là một tôn giáo có quá nhiều yêu cầu đạo đức, cấu trúc trên tinh thần khắc kỷ như đạo Phật? ... Không phải vô cớ mà so với đạo Hồi và Thiên Chúa giáo, đạo Phật có ít tín đồ hơn. Con đường dốc khó trèo.Con đường dốc ấy làm sao tương hợp được với bọn cởi áo đao phủ khoác áo cà sa điềm nhiên như diễn viên thay trang phục sân khấu, không một chút ngượng ngùng, không mảy may hối tâm, không một lần thành khẩn trước tha nhân? .,..
Lẽ ra, chính quyền Việt Nam phải xin lỗi dân chúng một cách công khai, một cách thanh thật, một cách nghiêm khắc vì tội ác phá đền chùa lăng miếu, đào bới san ủi mồ mả tiền nhân của chúng sinh. Nếu họ cải tâm họ đã phải làm điều đó trước khi đặt chân lên thềm những đền chùa mà dân chúng gom góp xây dựng lại.
Nhưng cái ngã mạn của kẻ cầm quyền khiến lương tâm họ mù tối. Họ không cần xin lỗi ai bởi vì họ tự nhận là "Đảng thần thánh và vĩ đại". Và vì "thần thánh và vĩ đại" họ đã thản nhiên làm cái việc mà cổ nhân từng cảnh báo:
"Thế gian có mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm làm sao cho đành"
Tôi chuyển sang mục thứ hai: Tôi là phật tử theo kiểu của riêng tôi.Không đi lễ chùa đã đành, tôi cũng không tin tuyệt đối vào lòng từ bi. Đối với tôi, lòng từ bi không thể độc hành. Lòng từ bi phải bước song song với một trí tuệ sáng suốt và khả năng chiến đấu chống lại điều ác.
Khi lòng từ bi không được rọi chiếu dưới ánh sáng trí tuệ, nó dễ dàng đưa ta đến tai họa. Chỉ cần nhớ lại tích "Đường Tam Tạng đi lấy kinh" là đủ. Đã bao nhiêu lần vị sư phụ này mắc lừa bọn yêu quái, niệm chú để xiết chặt vòng kim cô làm Tôn Ngộ Không đau đớn vật vã điên cuồng. Và cũng chớ nên quên rằng bao nhiêu lần ông ta mắc lừa, bấy nhiêu lần Tôn Hành Giả đi giải cứu.
Khi thiếu khả năng chiến đấu chống lại cái ác, lòng từ bi của chúng ta biến thành chất dầu nhờn, bôi trơn cỗ máy nghiền của loài ngạ quỷ và chính cỗ máy này sẽ nghiền nát chúng sinh. Một dân tộc hiền hòa như dân tộc Tây Tạng đã mất nước vì thiếu khả năng chiến đấu. Quân lính Trung Quốc không chỉ xâm chiếm, tàn phá đất nước Tây Tạng mà còn đổ than hồng vào đầu vào họng các nhà sư và tra tấn họ bằng tất cả những hình thức tra tấn thời Trung cổ.
Thêm một ví dụ nữa:
Ai cũng biết ở Khơ-me đạo Phật là quốc giáo. Vậy mà chính tại xứ sở này nạn diệt chủng đã xảy ra. Hơn hai triệu người bị giết dưới chính quyền Khơ-me đỏ. Thê thảm thay, rất nhiều cuộc tán sát man rợ lại xảy ra chính tại các chùa. Nơi thờ cúng linh thiêng biến thành địa ngục và giờ đây, thành một thứ bảo tàng lưu giữ đầu lâu của các nạn nhân.
Với nghiệm sinh, tôi xin góp một dẫn dụ nhỏ. Năm 1991, trong gần tám tháng tù, tôi nhớ nhất câu này:
- Chị sẽ được ra tương ớt! Chị sẽ được nghiền ra tương ớt!
Không phải vì câu nói được lặp đi lặp lại mà vì thái độ của những người nói. Họ có một vẻ hài lòng đáng sợ, một sự điềm nhiên đáng sợ. Tôi không thù ghét họ: một đại tá, một đại úy, một trung úy. Có lẽ về bản chất họ không phải người ác người xấu. Nhưng họ đã được đào tạo để làm cái việc "nghiền người khác ra tương ớt". Vì thế, đối với họ, việc nghiền ai đó ra tương ớt là phận sự, là phương tiện sinh tồn, giống như người thợ phay bào một con ốc thép hoặc người đầu bếp xào món rau.
- Chị sẽ được nghiền ra tương ớt!
Mỗi lần nghe câu nói đó, tôi đọc thấy trên gương mặt họ niềm hạnh phúc thanh thản của "Gã nông phu vừa cày xong thửa ruộng, Ngả mình trên nếp cỏ ngủ ngon lành".
Đương nhiên, họ chuẩn bị mọi sự để cho tôi ra "tương ớt". Nhưng không may cho họ, một tuần sau cuộc đảo chính ở Nga thất bại, thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ tan tành, cả ê-kíp ba người hỏi cung tôi tái xanh tái xám, mặt họ hiện lên nỗi hoang mang thê thảm, không còn chút tự tin.
Họ phải dừng tay, không dám cho tôi ra "tương ớt".... Và rồi, với 95 triệu franc viện trợ không hoàn lại của chính phủ đảng Xã hôi Pháp, nhà nước cộng sản đã thả tôi ra....
Hơn một thập kỷ trôi qua, tôi vẫn không quên hình ảnh "tương ớt". Vì cỗ máy nghiền con người ra tương ớt vẫn tồn tại. Và nó tiếp tục nghiền những người khác. Cả một đội ngũ "thợ nghiền" tiếp tục nuôi sống bản thân cũng như vợ con họ bằng nghề nghiệp này. Liệu các vị có thể dùng lòng từ bi hỉ xả như vũ khí tối hậu và duy nhất để làm thay đổi cỗ máy nghiền này chăng? ....
?....?....
Tôi không tin.
Vì thời gian hữu hạn, khả năng con ngừoi cũng hữu hạn.
Vì sự tập nhiễm là bản năng thứ hai có sức mạnh ghê gớm mà chỉ riêng lòng tốt không đủ để đổi thay.
Vì lẽ đó, cuộc đấu tranh của phật tử cũng như của giáo dân không thể chỉ tựa trên sức mạnh của lòng từ ái. Cuộc đấu tranh nào cũng phải có chiến lược và chiến thuật, tùy cơ ứng biến. Và dù đứng dưới bóng Phật hay bóng Chúa, con người cũng cần có một bộ óc phán đoán phân tích sắc bén cộng với một khả năng đủ cho việc chống lại cái ác, bên cạnh lòng hỉ xả từ bi,
Tôi là phật tử theo kiểu của riêng tôi vì tôi không bao giờ chủ trương đạo Phật trở thành "quốc giáo", tôi đấu tranh cho một nền dân chủ đích thực mà nền dân chủ đích thực chỉ cho phép tồn tại một nhà nước thế tục trong đó tất thảy các tôn giáo đều được bảo vệ một cách bình đẳng nhưng trước hết mọi tín đồ đều có nghĩa vụ làm công dân xứng đáng.
Với tôi, chỉ có một nền dân chủ đích thực cho phép thay đổi thường xuyên các chính phủ thối nát, lạm nhũng mới cho phép các tôn giáo tồn tại đúng với tư cách tôn giáo, đền chùa và nhà thờ mới tồn tại như những chốn thiêng liêng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cõi người mà không bị biến thành đồn bốt bảo vệ cho quyền lực nơi đám cường hào trá hình ức hiếp người tu hành và bóc lột chúng sinh.
Bây giờ, là một câu hỏi có tính riêng tư:
- Cơ duyên nào đưa bà đến cửa thiền?
Tôi xin trả lời:
- Sự đưa dẫn của số phận.
Đúng như vậy. Tất cả những ngả rẽ lớn trên đường đời, tôi không trù tính. Tất cả, đều xảy ra như những ngẫu nhiên. Nói một cách bóng bẩy hơn suốt phần đời tôi đã trải qua là tạo phẩm dưới bàn tay vô hình của số phận. Tuổi thơ, tôi không mơ ước làm nghề viết văn. Trưởng thanh tôi cũng không hình dung được có ngày tôi trở thành kẻ thù số 1 của chế độ này. Tương tự như thế, chưa bao giờ tôi cố ý đi tìm đọc giáo lý nhà Phật.
Sau cái chết của cha tôi 1992 trong tôi bỗng nảy sinh nhu cầu siêu hình. Vì sao, chính tôi cũng không rõ. Có điều, tôi biết chắc chắn rằng đời người thường chưa chất những ngộ nhận, những nhầm tưởng, những bí ẩn, những che giấu.... tất cả những gì mà ta thường gọi là �bờ lú bến mê�. Trong quan hệ giữa con người với con người, những mê lú thường đem lại khổ đau, hờn oán. Thâm tình càng sâu, khổ đau càng lớn. Bởi vì, chỉ những người ta yêu thương mới có khả năng làm cho ta đau đớn. Phật tổ Như Lai dạy: "Con cái là những sợi xích bằng vàng". Với tôi, sự thật dạy thêm vế đối: "Cha mẹ là những chiếc cùm bằng ngọc". Trong gia đình tôi, tồn tại một nguyên tắc "Gia pháp cao hơn quốc pháp". Vì lẽ đó, trong hơn một thập kỷ cha tôi đã áp dụng với tôi mọi hình thức kỷ luật quân đội để ép tôi sống với người chồng cũ, vì "bỏ chồng là điếm nhục gia phong".....Có lẽ vì những ẩn ức đó tôi bỗng có nhu cầu siêu hình sau cái chết của ông, dù người âm kẻ dương chúng tôi vẫn là cha con và vẫn có nhu cầu trò chuyện. Cũng chính vì những ẩn ức đó cuộc gặp gỡ và thờ phụng Phật bà Quan Âm đối với tôi là một hạnh duyên, một may mắn vĩ đại và thần bí.
Là người viết văn tôi biết rằng với thời gian và qua thời gian tất thảy các nhân vật lớn thuộc mọi tôn giáo đều được thần thoại hóa. Nhưng cho dù tước bỏ mọi chi tiết huyền hoặc, mọi sợi chỉ óng ánh thêu dệt chân dung tôi vẫn thấy Phật Bà là một nhân cách vĩ đại tỏa sáng. Bị chinh phục hoàn toàn vì nàng công chúa từ bỏ cuộc đời xa hoa của hoàng cung, chạy trốn sự truy đuổi của quân lính triều đình, cưỡi hổ về phương Nam tu hành, tôi đi tìm đọc giáo lý nhà Phật.
Vậy là con đường tôi đi ngược chiều với nhiều người khác. Tuy nhiên phương Tây có câu: "Mọi con đường đều dẫn đến Roma".
Tôi tin rằng có nhiều con đường khác nhau dẫn đến tôn giáo nói chung cũng như cửa Phật nói riêng. Tùy theo duyên phận từng người, họ có thể dấn thân vào hành trình đó sớm hay muộn, lâu dài hay ngắn ngủi, sâu hay nông, thành thực hay chiếu lệ ...v ..v...
Đối với tôi, đạo Phật đem lại nhiều chân lý vĩnh hằng: Tính vô thường của Tồn Sinh, luật ly hợp của con người, vòng quay Sinh Diệt ...v..v...Nhưng trước tất thảy mọi triết thuyết, đạo Phật dạy ta xử lý ra sao trong các mối mâu thuẫn nan giải của đời người. Lịch sử cá nhân của Quán Âm Bồ Tát đem cho tôi một sức mạnh mới mẻ và sự thanh thản triệt để trong tâm hồn. Tôi hiểu là từ ngàn xưa những con người vĩ đại đã giải quyết ra sao mối mâu thuẫn giữa các thế hệ đặt trong bối cảnh tình huyết nhục.
Tôi hiểu rằng ngoại trừ ngày cha mẹ đặt ta vào cõi đời, con người phải tự mình sinh đẻ ra mình, và lần sinh trưởng thứ hai này mới thực sự quyết định cho nhân cách cũng như sự nghiệp.
Tôi hiểu rằng không phải vinh quang cũng không phải chiến thắng mà chính là Tình Yêu và sự Hy Sinh nâng con người lên cao.
Và tất thảy những ý tưởng ấy được chắt lọc ra khi tôi đọc "Chuyện Quan Âm". Cho nên tôi như được hồi sinh khi tẩy xóa mọi ẩn ức, thanh lọc tâm hồn. Tôi cúi đầu trước vong linh cha tôi vì hiểu rằng chính ông và chỉ ông mới tạo ra tôi nhưng tôi vẫn đi đúng con đường tôi đã chọn, không mảy may nao núng. Tôi cũng không bao giờ ép duyên hay can thiệp vào đời tư của các con tôi. Và bài học lớn lao ấy tôi học được từ Phật bà Quan Âm. Ngài chính là cơ duyên đưa tôi đến cửa Thiền.
Cuối cùng, để cảm ơn tất cả những ai đã quan tâm hỏi tôi, nhất là các Phật tử tôi xin phép nói rằng:
Tôi vẫn mơ ước có một ngày, khi lũ lợn bẩn thỉu bị đuổi khỏi đền chùa, mọi nơi thờ cúng linh thiêng đựoc trả lại cho các chân tu những người mà mệnh và nghiệp gắn kết họ với tôn giáo... Ngày ấy, nếu Trời còn cho sống tôi sẽ lại "vãn cảnh chùa", để thưởng thức mùi hương thuần khiết, thanh cao của hoa mộc hoa sói hoa lan.... những loài hoa chỉ được phép trồng nơi thiêng liêng hương khói.
Dương Thu Hương
Những phiên toà của Dương Thu Hương
talawas
Ðọc Dương Thu Hương, tôi hình dung mỗi tác phẩm dù là truyện ngắn hay truyện dài đều như một phiên tòa chị lập nên để xét xử và trừng trị những nhân vật của mình. Mô hình chung của các phiên tòa ấy là như thế này:
Chánh án là tác giả, đích thân làm đủ mọi việc, từ buộc tội, luận tội, đến kết án, tuyên án, cả việc thi hành hình phạt nữa. Các nhân vật của truyện hầu như đều là tội phạm cả. Lối làm việc của tòa là phân loại can phạm theo tính chất và đặc điểm của tội trạng rồi lôi ra xử gọn hàng loạt một.
Gần đây người ta thấy những phiên tòa của Dương Thu Hương có sự chuyển hướng sang xét xử những vụ án chính trị, nhưng trước đó, suốt mấy năm trời, tòa án Dương Thu Hương hầu như chỉ tập trung xử những vụ án tình. Ở những phiên tòa này, Dương Thu Hương thường chia can phạm ra làm hai loại, xử làm hai đợt. Những phiên tòa như thế thường thiết lập ở Hà Nội, cũng có khi đưa về các tỉnh lẻ như Bắc Ninh, Bắc Giang chẳng hạn. Nhưng dù ở đâu, người đến xem cũng đông đúc và háo hức lắm. Người xem tranh luận sôi nổi. Lớp trẻ nói chung thì tán thưởng (nam giới thích hơn, nữ giới có hơi khó chịu một chút), lớp già không thích lắm, nhất là những trí thức văn nghệ sĩ thước loại đàn anh “đứng đắn”, “lịch sự”.
Tôi đã đến dự một số phiên tòa của Dương Thu Hương, đại khái nó diễn ra như thế này:
Nữ chánh án mặc thường phục đúng mốt thời đại. Chị cho dẫn ra trước tòa lớp can phạm thứ nhất. Loại này thường nữ ít, nam nhiều. Nữ thường lá cán bộ quản lý tuổi từ 40 đến 50: chẳng hạn một nữ hiệu trưởng một trường trung học nọ. Cửa hàng trưởng một cửa hàng mậu dịch kia hay một bà hội trưởng hội phụ nữ một huyện nào đó...
Trong số phạm nhân này kẻ có quyền chức hơn cả là một bà phó chánh án tòa án tỉnh. Những người đàn bà này thường nắm vững pháp luật ăn nói đanh thép, đáo để. Nhưng xem ra toàn một loại đạo đức giả thâm căn cố đế, bản chất ngu xuẩn và độc ác, nhưng hễ mở miệng là nói toàn nhân nghĩa công lý và nữ quyền.
Phần đông phạm nhân thuộc nam giới. Ðiều đáng chú ý là hầu hết đều có vẻ đứng đắn, đẹp trai, thậm chí hòa hoa phong nhã. Họ thường là trí thức có học được đào tạo ở nước ngoài, hoặc là những văn nghệ sĩ (không hiểu sao phần lớn là nhạc sĩ, nhạc công?). Những người này có một đặc điểm giống nhau đến kỳ lạ: đôi bàn tay rất đẹp, mềm mại, mịn màng. Trong khi chờ tòa làm việc, họ thường ngồi ngắm nhìn một cách say sưa đôi bàn tay của mình xem như những vật báu trời cho. Ôi, đôi bàn tay hứa hẹn nhiều với các cô gái nhẹ dạ những cái vuốt ve mơn trớn thật dễ chịu.
Những phạm nhân nam giới này dường như đều cố gò cho mình dáng điệu những người quân tử lúc sa cơ đành phải nhẫn nhục, nhưng dù thế vẫn không chịu che giấu hoàn toàn thái độ đầy khinh bạc đối với vị quan tòa mà họ cho là hết sức vô lý, nhố nhăng và thiếu văn hóa.
Này đây đoàn phạm nhân đã được dẫn vào ngồi chật một dãy ghế dài đối diện với chánh án. Họ có vẻ bực bội ra mặt. Những người đàn bà thì trao đổi với nhau một cách giận dữ. Những người đàn ông thì, như đã nói, phản ứng bằng thái độ im lặng đầy khinh bỉ, xứng đáng với tư cách những người trí trức.
Tòa bắt đầu làm việc. Chánh án đứng lên luận tội các bị can. Trừ mấy trường hợp phụ nữ đã nói ở trên còn tất cả đều phạm chung một tội tuy nặng nhẹ có khác nhau: lừa dối những cô gái trẻ lãng mạn bằng cách tự tạo cho mình một thứ hào quang giả, đồng thời vuốt ve phỉnh nịnh họ bằng những lời hoa mĩ, đường mật, bằng thứ âm nhạc tình tứ lẳng lơ và bằng đôi bàn tay vật chất mềm mại của mình. Chánh án kết luận với thái độ đầy phẫn nộ: đây là tội giả mạo tình yêu, giả mạo nghệ thuật, giả mạo văn hóa, trí thức một cách vừa nham hiểm vừa hèn hạ.
Lời buộc tội xem ra không thuyết phục được các bị can, trái lại càng kích thích thêm phản ứng của họ. Họ nhao nhao phản đối. Bà phó chánh án tỉnh đã giới thiệu trên kia đứng phắt dậy và đọc thuộc lòng một thôi một hồi hết chương này đến mục khác, trích trong những bộ luật đã ban hành có liên quan đến chuyện tình ái, hôn nhân của các công dân. Bà kết luận: những người bị bắt bớ đến đây không ai vi phạm vào một điều luật nào hết. Và bà lớn tiếng kêu gọi mọi người hãy cảnh giác vạch mặt nữ chánh án đích thực là một tên quan tòa giả mạo, luật pháp một chữ bẻ đôi không biết mà dám bắt giữ và đem ra xét xử toàn những công dân vào loại đứng đắn nhất, đáng kính trọng nhất của xã hội ta.
Phòng xử án lúc ấy thật là nhốn nháo. Phần đông người đến dự phiên tòa thấy hoang mang thật sự trước lý lẽ của bà phó chánh án. Một số cứ ngơ ngẩn không hiểu đây là chuyện thực hay là tiểu thuyết “hư cấu” ra vậy.
Nhưng vị nữ chánh án của chúng ta không hề nao núng. Chị đứng dậy, mặt đanh lại, mắt nẩy lửa. Chị lắc chuông cho mọi người giữ trật tự và dõng dạc giải thích: Hỡi các công dân lười suy nghĩ, các người chẳng hiểu gì cả. Ðây không phải tòa án xã hội mà là tòa án văn chương. Ðúng là đối với pháp luật xã hội, các can phạm này không khép được vào tội gì cả. Chẳng thế mà họ vẫn ung dung vênh váo, có người thậm chí còn được cất nhắc đề bạt lên cao hơn nữa. Nhưng luật pháp văn chương thì khác. Phải kết tội rất nặng. Ðây là luật nhân văn, nhân bản. Luật nằm ngay trong lương tâm mỗi người và được khắc trên những tấm bia vô hình nhưng rộng lớn của dư luận. Ðã phạm luật này thì đứng hòng trốn đâu cho thoát.
Không khí hội trường dịu hẳn lại. Phần đông công chúng gật gù tỏ ý tán thưởng. Các phạm nhận thì tím mặt lại. Nhưng kìa vị chánh án đã lại đứng dậy và mọi người hồi hộp lắng nghe các bản án được tuyên đọc và các hình phạt được quyết định cho từng tội nhân. Hình phạt hết sức đơn giản và nữ chánh án đích thân thi hành ngay tức khắc, Chị bước từ trên bục cao xuống đi thẳng đến chổ tội nhân, ra lệnh cho họ đứng dậy và lần lượt phân phát cho mỗi người một cái tát trái cực mạnh.
Tòa giải lao mấy phút rồi lại tiếp tục. Một loạt can phạm khác lại được dẫn ra theo lệnh của chánh án. Khác hẵn lần trước, lần này hầu hết bị can là nữ giới. Nam giới chỉ loáng thoáng vài ba người, trong đó có một anh mặc quân phục, đeo lon đại úy. Một người khác thì rõ ra là một trí thức, một học giả. Can phạm nữ nói chung đều rất trẻ và xinh đẹp, tuy đã qua thì con gái cả rồi. Trừ một người có vẻ chất phác quê mùa, còn đều là gái thành thị, y phục hiện đại và biết trang điểm. Nói chung họ thuộc tầng lớp xã hội khá giả và có văn hóa. Nếu để ý một chút sẽ thấy họ đều có vẻ mặt ngơ ngác buồn. Dường như họ sống với những ý nghĩ, những mơ tưởng nào đó ở đâu đâu chứ không phải với thực tại. Thiếu phụ đi vào sau cùng hình như mắc bệnh tâm thần thật sự. Cặp mắt cô khi thì u tối, đau đớn, khi lại vụt sáng long lanh, thậm chí như là nẩy lửa. Có lúc cô lại tỏ ra hốt hoảng một cách bất thường và cứ loay hoay sờ soạng tìm kiếm quanh mình như vừa đánh mất một cái gì quý giá lắm. Và cô khóc thút thít như trẻ nhỏ.
Khi các bị can đã ngồi cả xuống ghế và chánh án tuyên bố họ đều là những người có tội thì tất cả đều giật nẩy lên sửng sốt, họ nhìn nhau, mắt tròn xoe, tỏ ý không hiểu như thế nào là thế nào. Bởi vì họ đều là những nạn nhân bất hạnh, nạn nhân của chính những tội phạm mà tòa vừa kết án và trừng trị trước đây chỉ mấy phút. Tất cả những người đến dự tòa cũng đều lấy làm lạ. Họ ngơ ngác hỏi nhau. Nhiều người bực bội ra mặt. Một số mất bình tĩnh đã nhấp nhổm định đứng dậy để hỏi cho ra nhẽ.
Nhưng chánh án đã đứng dậy đề nghị giữ trật tự. Và chị bắt đầu luận tội. Lời nói của vị quan tòa vẫn rất đanh thép quyết liệt như bao giờ, nhưng người tinh ý sẽ cảm thấy trong giọng nói có một cái gì như là cố nén đi một mỗi xót xa. Không khí phòng xử án lắng dần lắng dần cho đến lúc hầu như tuyệt đối im lặng. Ðối với các bị cáo, mỗi lời buộc tội của vị chánh án dường như là một tia sáng nóng bỏng chiếu vào tâm hồn họ khiến họ vừa bừng tỉnh vừa cảm thấy đau đớn.
Lời buộc tội của chánh án có thể tóm tắt như thế này: Hỡi các bị cáo là những cô gái xinh đẹp và đầy ảo vọng kia! Ai đã hủy hoại tuổi xuân của các người? Ai đã làm cho cuộc đời đàn bà của các người bị lỡ dỡ? Ai đã xúc phạm tàn nhẫn tới lòng tự trọng của các người? Chính là bản thân các người chứ ai! Các người quen được gia đình nuông chiều, được xã hội phỉnh nịnh vì có chút nhan sắc và một ít trí tuệ. Các người sinh chủ quan, kiêu ngạo, thường tự huyễn hoặc bằng những ảo vọng vu vơ, những thần tượng giả dối. Thực ra không ai ngu dại hơn các người. Ðiều ngu dại nhất ở các người là ngu mà cứ tưởng mình thông minh, hời hợt mà cứ tưởng mình sâu sắc, để đến nỗi mắc vào cạm bẫy của những thằng Sở Khanh đóng vai trí thức, văn nghệ sĩ, lũ bịp bợm hèn hạ ấy tòa đã kết tội và trừng trị đích đáng. Nhưng xét kỹ ra chúng không phải là thủ phạm chính. Thủ phạm chính là bản thân các người đã coi rẻ tuổi xanh vàng ngọc của mình, đang tâm hủy hoại nó, nhiều khi chỉ “trong khoảng khắc của thời thiếu nữ”. Tội của các người vì thế mà rất lớn, gọi là trọng tội không oan ức gì. Tội nặng, tất nhiên hình phạt cũng phải nặng: nếu không phải xử tử ngay tức khắc thì cũng bị đầy vào cảnh cô đơn, bất hạnh cho đến cùng đời mãn kiếp.
Lời buộc tội vừa dứt, trên ghế phạm nhân nhiều người không nén nổi xúc động thái quá. Họ bắt đầu rên rĩ. Có người ngất xỉu đi, đầu tóc rũ rượi, Người thiếu phụ mắc bệnh tâm thần chúng tôi đã lưu ý trên kia bỗng đứng phắt dậy. Chị dang hai cánh tay và cứ thế đấm vào ngực thùm thụp.
Không khí phòng xử án lúc đó phải nói là hết sức căng thẳng, mọi người như bị hút cả về phía người phụ nữ điên dại tội nghiệp đang căm hờn bản thân mình kia. Họ không biết rằng, trên bục cao, vị nữ chánh án cũng gục xuống bàn nức nở.
Như trên đã nói, gần đây những phiên tòa của Dương Thu Hương bắt đầu chuyển sang xét xử những vụ án khác có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn hơn. Chị tìm đến những tội phạm trên lĩnh vực công tác tư tưởng.
Ở đây, chị quyết lôi ra ánh sáng loại cán bộ giáo điều một cách ngu dốt và ngoan cố, cứ muốn nhồi nhét vào đầu óc thiên hạ ảo tưởng về những thiên đường giả dối, thực chất là “những thiên đường mù”. Những con người mà đạo đức giả đã trở thành lẽ sống ấy đang trượt dài trên đường thoái hóa đến mức vô liêm sỉ. Những con người như vậy, nực cười thay lại đóng vai dạy dỗ người khác về tư tưởng và đạo đức cách mạng.
Những phiên tòa này của Dương Thu Hương, tôi không có điều kiện tới dự. Nghe nói, đối với những tội phạm mới phát hiện này, chị có bổ sung thêm một hình phạt khác cũng hết sức Dương Thu Hương: không phải chỉ cho một cái tát trái mà còn bồi thêm một bãi nước bọt vào mặt.
Ðồng Xa, 28.02.1990
© 2005 talawas
Dương Thu Hương Trả lời Đinh Ngọc Ninh (Phần 2)
Thưa ông Đinh Ngọc Ninh, tôi chưa thấy hồi âm từ phía ông, nhưng vì ngày Quốc Khánh vừa qua có xảy ra một vài tình huống mang tính bi hài và các tình huống này xét ra tương ứng với cuộc tranh luận mà ông khởi xuớng, nên tôi lại tiếp tục hầu chuyện ông, xem như đây là phần hai của lời phúc đáp.
Ngày 2–9 vừa qua ông Tạ Hải có đến căn hộ tôi đang ở (308, A8, Khu Khương Thượng). Trên nguyên tắc tôi không tiếp ai tại nhà để tránh sự vu khống bỉ ổi của bộ máy cầm quyền, nhưng tôi đã tiếp ông Tạ Hải vì ông ấy là kẻ bị đày đoạ, là nạn nhân của chính quyền cộng sản. Vốn là chuyên viên cao cấp của Tổng cục Cao su, do bản tính thật thà ông Hải đã tham gia vào cái trò gọi là “Đảng phát động chống tham nhũng”. Là người sinh tử với nghề lại có khá dầy kinh nghiệm ông Hải đã phát hiện, minh chứng và tố cáo đến mọi cửa vụ tham nhũng một ngàn tỷ đồng ở Tổng cục Cao su. Vì không còn cách nào khác, Bộ Công nghiệp phải kỷ luật thứ trưởng đặc trách Tổng cục này bằng cách cho nghỉ hưu sớm. Nhưng đồng thời ông Hải cũng bị đuổi khỏi cơ quan và mười lăm năm nay sống vất vưởng, không lương, không nhà, nhập vào đội quân khiếu kiện đứng thường trực trước cửa số1 phố Mai Xuân Thưởng. Ông hãy cố hình dung những con người bị cướp đoạt mọi thứ, bị ném ra vỉa hè và sống thường trực dưới các mái tôn chợ, bị săn đuổi từ nơi này qua nơi khác, không có hiện tại và không cả tương lai .... Khốn khổ thay cho ông Hải, ông ấy cũng là người có chữ, và tuy mười lăm năm sống lay lắt thiếu cơm áo, thiếu cả điều kiện vệ sinh thân thể, ông ấy vẫn không quên giấc mơ “văn chương” thời sinh viên. Thế là ông ấy nằng nặc đòi tôi cho xem hai tấm bằng của Grinzane Cavour. Xem xong lại đòi mang về cho “bạn hữu” xem. Thật kỳ cục. Nhưng tôi không nỡ từ chối một người tử tế đã bị đẩy vào đường cùng như ông ấy. Tiện thể tôi nhờ ông Hải chuyển đến ông Hoàng Tiến bài viết của ông (Đinh Ngọc Ninh) và bài trả lời của tôi. Hai hôm sau ông Hải quay lại, mặt vốn xanh xao vì đói ăn, không còn chút thần sắc. Ông ấy nói rằng ông ấy đã bị bắt ngay dưới chân cầu thang nhà A 8. Sáu công an dẫn ông ấy vào đồn. ở đó họ quay phim, chụp ảnh ông Hải cũng như “tài liệu” ông Hải có trong tay. Họ tra hỏi, doạ nạt ông ấy suốt một ngày (từ 11 g 30 đến 8 g 30 tối). Khi ông Hải hỏi họ là công an của Bộ hay của Thành phố thì họ quát: “Không có quyền hỏi”. Sau rốt, họ tịch thu các tài liệu với lời tuyên bố: “Tài liệu phản động, nguy hiểm, trái pháp luật”. Và họ thả ông ấy ra với lời đe doạ: “Từ rày không được lui tới bọn ấy nữa ...” Tuy nhiên ông Tạ Hải đã quay lại, bởi vì dù sợ hãi ông ấy vẫn còn lòng tự trọng, ông ấy lớn tuổi hơn tôi (sinh năm 1940) lại là đàn ông, ông ấy xấu hổ vì đã phải ngoan ngoãn nộp hai tấm bằng Grinzane Cavour mặc dù ông ấy biết tiếng Anh, suy được ra tiếng ý và hiểu rằng hai tấm bằng ấy chẳng liên quan gì tới cái mà sáu ngài công an kia gọi là ‘tài liệu phản động, chống lại pháp luật nhà nước” .... Bây giờ, tôi xin ông, Đinh Ngọc Ninh hãy làm phép loại suy từ người công dân Tạ Hải tới một công dân khác, không những không biết tiếng Anh mà thậm chí còn mù cả tiếng Việt, họ sẽ phản ứng ra sao trước sự đàn áp trắng trợn cuồng lộng của kẻ cầm quyền? Và cái nhà nước bắt giữ công dân không cần lệnh, không cho phép họ được quyền hỏi danh tính, nếu không gọi là nhà nước độc tài mafieur thì gọi bằng tên gì, thưa ông?
*
Từ nhiều năm trước đây nhà văn Lê Phương một đồng nhiệp của tôi trong xưởng phim truyện đã bảo:
- Những điều cô nói các cụ xưa đã nói rồi. Từ những năm 1930 cụ Tản Đà đã viết:
Bởi tại thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân ấy mới làm quan ...
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân lại bảo tôi:
- Ồ, câu thơ ấy chắc của ông Kép Trà, bởi vì cha Tản Đà làm quan, anh ông ấy cũng làm quan, lý tưởng của ông ấy cũng là làm quan, ông ấy khó có thể nói phũ như vậy.
Lòng phân vân, tôi đi hỏi thêm tám người nữa trong giới sử học và văn chương, có bảy người cam đoan câu ấy của Tản Đà, và một người bỏ phiếu cho Lại Nguyên Ân ....
Thôi thì dù Tản Đà hay Kép Trà vẫn chỉ câu thơ ấy.
Sao người ta nhớ nhiều, nhớ dai đến như vậy ?
Ông là người tài cao học rộng lại được đi muôn núi nghìn sông hẳn là thuộc lòng những nguyên tắc tâm lý: con người chỉ nhớ những gì có sức va đập rất mạnh vào tâm khảm. Hoặc là điều họ thích nhớ. Hoặc là điều họ cố quên nhưng không thể nào quên nổi.
Vậy, ông có định về Viêt Nam để đào mộ thi sĩ Tản Đà và cụ Kép Trà hay không ?
*
Tôi cho ông ví dụ thứ ba.
Dân Việt Nam sau cuộc chiến tranh chia làm hai và bên nào cũng không muốn thoát khỏi cái bóng hắc ám của quá khứ. Một phía là sự thù hận mù quáng, phía kia là lòng kiêu hãnh ngu dốt và bỉ ổi. Cả hai đều ở trong nhà tù của chính mình. Nhưng người Việt Nam nói chung trước con mắt của nhân loại chỉ là một dân tộc. Trong dân tộc ấy nhân loại chọn lựa hai gương mặt tiêu biểu: Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Bây giờ, tôi nói với ông về Nguyễn Trãi. Tôi không rõ một người du học từ bé ở phương Tây biết gì, nghĩ gì về Nguyễn Trãi. Riêng tôi, tôi đi Côn Sơn nhiều lần, lần nào cũng trở về với cảm giác buồn nản và uất hận. Tôi cảm thấy mình bị tước đoạt cái gì đó vô hình, không thể giải thích nhưng đau xót đọng lại như muối xát vào vết bỏng, nỗi đau đó có thể hình dung. Một lần, con trai tôi hỏi:
- Mẹ có thấy là Nguyễn Trãi đáng được cướp pháp trường gấp một ngàn lần những người khác hay không ?
- Đúng! Ông xứng đáng được cướp pháp trường gấp một ngàn lần người khác.
Và thế là câu hỏi của con trai tôi chính là lời giải thích nỗi đau xót uất hận của tôi bao nhiêu năm. Nói một cách công bằng tôi phải cảm ơn nó. Những vụ cướp pháp trường đã xảy ra không ít trong lịch sử Trung Quốc. Chưa kể đến 108 anh hùng Luơng Sơn Bạc ngay cả các môn phái võ, các băng đảng lục lâm thảo khấu cũng thường xuyên cướp pháp trường để giải cứu cho sư phụ hay đồng đảng của họ. Vậy mà, với một người như Nguyễn Trãi đã không có ai làm điều đó. Không có cướp pháp trường. Ngay một tiếng thét, một giọt lệ cũng không. Nhục nhã thay, đau đớn thay, kẻ duy nhất công khai khóc Nguyễn Trãi lại là ... tên đao phủ !...
Than ôi! Dân tộc!
Trong trường hợp cụ thể này dân tộc của chúng ta (của ông và của tôi) hùng hay hèn, thưa ông Đinh Ngọc Ninh ?
Phải chăng sự hèn nhát trước kẻ cầm quyền là món ăn truyền thống quen miệng ngon lưỡi duy trì cho đến tận hôm nay và chính vì thế mà bộ máy tuyên truyền của nhà nước này ra rả bảo tồn “truyền thống” ?.....
Trong bài viết của ông, ông có nhại lại “thằng Võ Văn Kiệt”, “thằng Lê khả Phiêu” và nói rằng đó là ngôn ngữ của kẻ đầu đường xó chợ. Ồ, tôi thích được đầu đường xó chợ gấp mười lần bây giờ vì những lúc mài đũng quần ở quán nước hay ngồi xệp ăn bún ốc ở vỉa hè là những lúc được thư giãn và được nghe đủ thứ chuyện của dân đen ....
Còn bây giờ, trở lại chuyện: “thằng này, thằng kia ...”. Tôi xin thưa, trong gia tộc cũng như gia đình tôi, chữ Đức được xếp lên hàng đầu. Giàu sang, quyền lực, bảnh choẹ và nhiều giá trị khác phải đặt ở phia sau. Chúng tôi xem chữ Đức như cốt lõi của nhân cách, như chỗ nương náu an toàn nhất cho cuộc hiện sinh, là giá trị bền vững cứu rỗi con người. Cha tôi dạy tôi như thế và tôi cũng dạy con cháu tôi như thế. Người có đức dù làm nghề nào cũng phải giữ sự ngay thẳng, không vì lợi ích bản thân mà làm tổn hại người khác, cũng không vì công danh mà xu phụ kẻ chức trọng quyền cao hà hiếp người yếu đuối, nghèo khổ. Tóm lại, đó là bản giá trị cổ lai hi và có lẽ thời nay nhiều người không nhớ nữa. Không may cho tôi, tôi chưa có bảng giá trị mới nào thay nên tôi cứ sống đúng theo các chuẩn mực cũ kĩ đó. Theo các chuẩn mực cũ kĩ đó thì những kẻ cầm quyền Hà Nội hiện nay chỉ là một lũ giòi, không hơn và không kém. Thưa ông, ông có hiểu rõ thế nào là giòi không ạ? ... Có lẽ, ở đây tôi cần giải thích cụ thể cho ông vì ông du học ở phương Tây từ nhỏ chỉ biết các loại toilettes trắng bóng, sạch như lau. Mà, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, mỗi từ cũng sinh ra từ một bối cảnh cụ thể. Thưa ông Đinh Ngọc Ninh, trước đây người nông dân Việt Nam chưa có phân hoá học họ chỉ có thể bón ruộng bằng phân bắc (tức là cái thứ mà mọi nguươì vẫn vào phòng vệ sinh để tống ra hàng ngày, không tống ra được sẽ khốn khổ vì chạy chữa). Họ bón ruộng bằng phân bắc + phân chuồng gồm phân lợn, gà, trâu bò, và phân xanh (tức lá cây ủ thối). Phân chuồng và phân xanh thường đã oải chỉ gánh ra ruộng là vãi. Riêng phân bắc phải chứa vào các thùng đấu tức là các hố sâu được đào ven ruộng, làm loãng ra bằng cách đổ nước bùn hay nước rãnh, và thứ đó được coi là thứ phân bón tuyệt hảo cho lúa, rau và các loại hoa. Vậy là, trong các hố chứa phân ruồi nhặng đẻ trứng, trứng nở ra giòi. Giòi lúc nhúc trong hố phân là một hình ảnh của đồng ruộng Việt Nam xưa. ở đây, dẫu biết rằng ông là người lịch sự, tôi không thể nào làm đẹp lòng ông mà mô tả : “những con côn trùng bay lượn hay nhào lộn trong quý bã, trong báu phẩn ...” vân vân .... Sự thật là sự thật. Cổ ngữ nói “cứt có giòi” là từ hình ảnh này nảy sinh ra. Khủng khiếp thật. Nhưng đó chính là một góc của cuộc sống. Hình tượng con giòi vô cùng ấn tượng, nhất là với ai đã từng nhìn thấy những hố phân thời trước. Đó có thể là hình ảnh tiêu biểu nhất cho một loài ký sinh có sức tàn phá khốc liệt và sức mạnh sinh sản khốc liệt. Thêm nữa, một sự nhơ bẩn đến nhờm tởm.
Hãy nhìn lại những con giòi khổng lồ thời hiện tại. Hà Nội đang lưu truyền bản photocopie trên đó đăng thứ tự 50 (năm mươi) con Giòi hạng một, những con Giòi chủ ngân khoản nhà băng khắp thế giới, nhiều nhất là Mỹ và Thụy sĩ. Mức tiền gửi thấp nhất là trên 600 triệu USD ... Tôi khôngt phải chủ nhà băng nên không biết rõ số ngân khoản thấp nhất hay cao nhất là bao nhiêu. Nhưng tôi biết một số vụ “làm ăn” của các Bự Giòi. Con thì ăn cắp một nửa số xi-măng đổ lòng hồ Thuỷ điện Hoà bình khiến mỗi năm một lần phải mời chuyên gia Hà Lan sang hàn vết nứt, mỗi lần tốn kém hàng trăm triệu USD và các ngân hàng bị huy động chạy nháo nhác như cứu hoả. Con thì mua tàu bãi rác của hải quân Nga thải đi sơn quét lại mang về lúc diễn tập sự việc mới đổ bể. Con thì mua tên lửa Nga đã tịt ngòi đem về bắn không nổ, mang tàu trục vớt không được phải thuê dân chài mò lên. Con thi rút ngân quỹ quốc gia cho vợ trổ tài xây sân bay trên đảo tốn hàng tỷ USD, ngày khánh thành cả sân bay, máy bay và phi công bị sập chìm xuống biển vô tăm tích, báo chí không được phép đưa tin, đương nhiên, quốc hội cũng không được báo cáo ...vân vân ..và.. vân vân.... tôi không thể kể tiếp thưa ông, vì bất khả. Tôi không đủ giấy và đủ thời gian để liệt kê 50 con Giòi cấp 1, làm sao có thể đủ kiên nhẫn kể cho ông những con Giòi cấp 2 và cấp 3? .... Tôi chỉ biết rằng sự tàn nhẫn khốc liệt đang hoành hành trên xứ sở này nơi đám công tử đỏ đánh canh bạc cả trăm nghìn USD, cưỡi máy bay đi chơi gái Hồng Kông như người ta xuống đường đổ rác, trong khi con cái nông dân thất học vì không tiền mua vở, bao nhiêu người chết bệnh vì không tiền chữa, thậm chí có người bị trâu đâm lòi ruột bệnh viện cũng không cấp cứu vì ... không đủ tiền nhập viện ...
Chưa bao giờ sự lộng hành của quyền lực lại gây cho tôi cảm giác nhờm tởm như bây giờ. Cũng chưa bao giờ sự khiếp nhược dối trá của dân chúng lại khiến tôi buồn nản như bây giờ. Khi một đám Bự Giòi xuất hiên trên khán đài, bên dưới người ta kháo nhau rành rẽ:
“... Thằng A có cổ phần ở siêu thị này, ở khách sạn liên doanh kia. Thằng B bắt nhà nước trả gần 100 tỷ cho công ty thua lỗ của con trai nó. Thằng C vớ ngót nghét năm trăm triệu USD mua vụ tàu và súng đểu...vân vân..và..vân vân...”
Nhưng nếu cần nói một lời chính thức, công khai, họ sẽ lẩn đi ngay. Tôi chắc đám Bự Giòi đứng trên khán đài kia cũng đủ sức hiểu rằng người dân căm thù và khinh bỉ chúng, nhưng chúng đứng vững vì chúng dựa trên nòng súng. Đơn giản thế thôi. Một sự sợ hãi khủng khiếp đã và đang nghiền nát dân tộc này biến họ thành những kẻ dối trá. Nói dối tự nhiên như hít thở. Nói dối vì hãi quá. Đó là sự thật hiển nhiên dưới mọi nền độc tài. Và đây là điều tôi sẽ cho ông rõ: Tôi đã quay trở lại Viêt Nam năm 1995 chính là để chiến đấu với sự sợ hãi có tính thống trị và thâm căn cố đế này.
Trong bài báo của ông Alan Riding ngày 11-7-2005 viết: “Tôi quay lại Việt Nam là để nhổ vào mặt kẻ cầm quyền”. Thật ra, câu ấy tôi đã sửa đổi chút ít so với bản gốc. Câu nói chính thức của tôi là như sau: “Mon seul but, c’est déféquer sur les visages du pouvoir”, tôi trả lời câu hỏi của một số phu nhân đại sứ và nữ tuỳ viên ngoại quốc đang sống ở Hà Nội, trong một buổi họp mặt có tính phòng trà. Bây giờ ông, một người lịch sự, hãy cố nghe cho rõ lời dich sát nghĩa sang ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta:
“Tôi trở lại Việt Nam là để ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”.
Tại sao tôi lại biến báo từ chữ ỉa sang từ nhổ ? Vì ở Pháp tôi thấy người ta văng merde luôn luôn, và tôi nghĩ rằng từ nào dùng nhiều cũng mòn nên tôi mới đổi từ déféquer sang cracher. Không phải là để làm hài lòng ông Alan Riding, thưa ông!
Từ nhỏ, tôi đã không có tính chiều lòng người khác. Cả đến bố mẹ tôi, tôi cũng không nói khéo bao giờ. Đó là phần khiếm khuyết của bản thể. Khó mà đổi thay. Và tôi cũng không có ý muốn thay đổi. Ông chẳng phải bố mẹ tôi làm sao tôi có thể gọi những Con Giòi tôi khinh bỉ bằng “ngài” hoặc “ông” để cho ông đựoc đẹp lòng?
Bây giờ, tôi xin kính biếu ông một trong số những định nghĩa về con người mà tôi thích:
“Con người là con vật với những ảo tưởng của nó”.
Và để giúp ông “giải ảo” được nhanh chóng tôi xin nói vắn tắt như sau: Tôi là người đấu tranh cho dân chủ nhưng không nuôi mộng làm chính trị. Có nghĩa là nếu một mai đất nước có dân chủ, tôi (nếu trời còn cho sống, giả dụ như vậy, và chưa lú lẫn) sẽ không bao giờ tham gia vào bất cứ đảng phái nào. Không những thế tôi còn cấm chỉ hai con và các cháu tôi làm chính trị: “Nếu ai không nghe lời tôi, còn sống tôi sẽ từ, chết rồi tôi sẽ về phá bàn thờ quấy nhiễu cho bằng phải bỏ chốn quan trường mới thôi”. Tại sao ? Vì nghề chính trị rất hao tổn âm đức, quyền lực và lòng tham là hai con thú dữ thường xuyên chiến thắng lòng nhân ái cũng như lương tri. Phải là người dầy bản lĩnh lắm mới nên nhảy vào chính trường nếu không tai hoạ khó tránh khỏi. Hai con tôi, mỗi đứa hai bằng đại học, vì là con kẻ làm giặc nên không thể có chỗ trong nhà nước này, con gái tôi bán sơn cho hãng Đông á, con trai tôi làm đủ nghề tạp nhạp: bồi bàn , gác cổng, vẽ thuê và nay làm quảng cáo thuê cho tư nhân. Không sao! Cuộc chơi nào cũng phải trả giá và đối với tôi mọi sự được ngửa bài. Trong cuộc đấu tranh này tôi không nhằm nhò gì hết cho cả ba đời trong gia đình tôi, vậy là cho không / Gratuit
Khi không một mảy may tham vọng, tôi là người tự do, thưa ông. Tôi không cần mua phiếu của bất cứ ai để được làm chủ tịch đảng hay làm tổng thống.
Tôi không cần uốn lưỡi gọi những Con Giòi bằng “ông” để ông được êm tai,đẹp lòng.
*
Tại sao lại có cuộc chơi này ?
Chính tôi cũng không rõ. Xưa nay tôi vẫn là kẻ bị ném đá từ hai phía, cộng sản cũng như quốc gia. Danh sách những người chửi tôi ở California còn dài hơn ở Việt Nam. Tôi không trả lời ai hết, trừ trường hợp Bùi Duy Tâm 1992. Hồi đó vũ khí chiến lược của tôi là “chuyện Dương Thông” còn phải chôn trong bóng tối nên cuộc cãi vã có tính đàn bà vớ vẩn phù phiếm. Mười hai năm sau tôi mới sử dụng vũ khí này. Và tôi hiểu cuộc chiến tranh nào cũng cần những vũ khí bí mật, nhất là trong trường hợp trứng chọi đá như tôi. Với tất cả các cá nhân đã chửi tôi ở cả hai phía, không bao giờ tôi đáp lời. Lý do, ông đã hiểu.
Lần này, tại sao lại là ông ? Thành thực sau khi đọc bài của ông tôi đã ném vào sọt rác và quên. Nhưng khi bài đó được đưa tới qua đường bưu điện tôi đột ngột đổi ý. Bây giờ tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy rằng tôi bị xui khiến bởi nỗi xúc động thầm kín với hình ảnh tươi thắm của một nước Việt Nam năm 1945 một dân tộc hào hùng, thăng hoa, và một nước Việt Nam năm 2005 với một dân tộc bị phân chẻ không còn nhuệ khí. Những người công sản vào năm 1945 tràn đầy tự tin kiêu hãnh, và lũ Bự Giòi hiện tại, lì lợm, vô sỉ và tham tàn. Một vòng quay sinh diệt, sự nảy nở và sự tàn rữa kế tiếp nhau .... Có lẽ, vì những cảm thức đó, tôi đã trả lời ông.
Tuy nhiên, về phía ông, chính ông mới là người khởi sự, chính ông là kẻ lập ngôn, ông muốn có cuộc chơi này. Vậy thì, tôi xin chờ câu trả lời của ông.
Chúc ông sức khoẻ.
Dương Thu Hương